Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Da giày Việt Nam: Khó khăn giành thị trường

Da giày VN đang mất một nửa thị trường nội địa cho nuớc ngoài
Da giày VN đang mất một nửa thị trường nội địa cho nuớc ngoài

Theo Hiệp hội da giày VN, doanh thu da giày nội địa chiếm khoảng 8-9% so với doanh thu XK. Tuy nhiên các DN da giày VN mới chiếm được 50% thị trường này, số còn lại chủ yếu là NK tiểu ngạch hoặc nhập lậu. Việc EU chưa gỡ bỏ thuế chống bán phá giá mới đây khiến da giày VN vẫn còn nhiều khó khăn đeo đẳng.

Dù có đến 90% sản lượng xuất khẩu nhưng lợi nhuận thu về từ ngành này chỉ đạt mức 25-30% giá trị gia tăng vì ngành da giày chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế nhân công rẻ là chính. Cộng với tỷ lệ chênh lệch quá lớn giữa XK và nội địa như trên, ngành da giày VN muốn đạt lợi nhuận cao không thể chỉ đầu tư phát triển thị trường nội địa mà phải nội địa hoá sản phẩm.

Nối tiếp khó khăn

Kể từ năm 2006 khi EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại VN xuất khẩu sang EU là 10%, giày da VN lại bắt đầu một chu kỳ mới của khó khăn. Cuộc bỏ phiếu ngày 19/11, Ủy ban chống bán phá giá của EU đã bác bỏ đề xuất của Ủy ban Châu Âu (EC) về việc kéo dài thời hạn áp thuế chống phá giá đối với mặt hàng giày da nhập khẩu từ VN và Trung Quốc. Tuy nhiên, EC chưa chịu chấp nhận thất bại này và dự định đưa đề xuất trên ra biểu quyết ở cấp bộ trưởng vào tháng 12/2009.

Các DN kinh doanh sản xuất da giày dự kiến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu da giày sẽ chỉ đạt ở mức xấp xỉ năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày VN có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, được coi là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ chính của quốc gia. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, dự tính kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày VN sẽ đạt 6,2 tỷ USD vào năm 2010 cũng khó thành hiện thực.

Giành lại thị trường cách nào?

Thị trường nội địa tuy nhỏ song đang bị hàng nước ngoài chiếm một nửa. Trong khi đó các rào cản thương mại trên nhiều thị trường XK vẫn chưa dỡ bỏ khiến ngành da giày sẽ tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Chiến lược XK đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 của ngành da - giày VN là chuyển đổi từ phương thức gia công sang sản xuất toàn diện để năm 2010 đạt 6,2 tỷ USD kim ngạch XK; tỷ lệ nội địa hoá đạt 50%. Tới năm 2015, đạt kim ngạch XK 11,4 tỷ USD và nội địa hoá 65-70%. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại và tình hình hiện nay, những con số trên có thể chỉ là kế hoạch. Thống kê của Hiệp hội Da Giày VN cho thấy, hiện cả nước có 235 DN đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực da giày.

Trên 50% DN XK có kim ngạch lớn vẫn là các Cty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài với xấp xỉ 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, các DN VN chỉ đóng góp được trên dưới 30%. 60-80% nguyên phụ liệu cho sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Khâu thiết kế được coi là khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất vẫn nằm ngoài tầm của các DN VN. Hiện nay 70% số lượng các DN da giày trong nước chỉ dừng lại ở mức làm gia công cho nước ngoài. Chưa kể phần lớn giày dép của VN thuộc loại có giá bán lẻ dưới 40 USD/đôi. Nhiều DN còn phải kinh doanh thông qua đối tác thứ 3.

Sau khi EU công bố, từ ngày 1/1/2009 loại mặt hàng giày da VN ra khỏi danh sách các nước được hưởng GSP (thuế quan ưu đãi dành cho những quốc gia nghèo), khiến một số hợp đồng gia công đã bị chuyển dịch sản xuất từng bước sang các nước Châu Á khác như ấn Độ, Indonesia, Campuchia hay Myanmar dẫn tới kim ngạch XK giảm. Tới đầu tháng 11/2009, với kim ngạch 3,209 tỷ USD chỉ bằng hơn 80% kim ngạch của cùng kỳ năm 2008.

Những hạn chế và khó khăn kể trên cho thấy việc VN trở thành nước XK giày da có thứ hạng không phải do chúng ta có một chiến lược phát triển hay có nền công nghiệp da giày mạnh mà cơ bản do ta có nguồn nhân lực rẻ.

Xem ra cả hai vấn đề cần giải quyết là giành lại thị trường nội địa và nội địa hoá giày da VN để nâng cao hiệu quả cho ngành sản xuất này đều vượt quá khả năng của ngành da giày VN.

(Theo Minh Giác // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Giày dép Trung Quốc chờ phán quyết cuối cùng của EU
  • Doanh nghiệp dệt may phát triển thị trường trong nước
  • Doanh nghiệp cần biết: Một số xu hướng chính về thị trường dệt may toàn cầu 2009
  • Những quy tắc xuất xứ của ngành dệt may
  • Xuất khẩu giày dép: Khó hoàn thành mục tiêu
  • Thuế Chống bán phá giá khiến xuất khẩu giầy dép giảm
  • Dệt may trong nước tăng cơ hội xuất sang Nhật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container