Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may bỏ ngỏ sân nhà?

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, dệt may Việt Nam dù có thế mạnh xuất khẩu nhưng ngay tại thị trường trong nước, nhiều lĩnh vực bị bỏ trống gần như hoàn toàn.

Dệt may Việt Nam mới chú trọng hàng xuất khẩu ít quan tâm tới hàng trong nước . Ảnh: Hồng Vĩnh

Tại Hội thảo Hàng dệt may Việt Nam với người tiêu dùng trong nước do Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương tổ chức ngày 20-11, bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Người tiêu dùng nữ thừa nhận một thực tế: Da phần các công ty mới tập trung chủ yếu cho người thành phố nên mẫu mã đưa ra thị trường không chú ý đến yếu tố thị hiếu của người tiêu dùng nông thôn.

Ông Huỳnh Đức Huy, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Công ty Thời trang Việt khẳng định với dân số trên 86 triệu người, thị trường nội địa ở Việt Nam không nhỏ. Bằng chứng, ngày càng nhiều doanh nghiệp quốc tế tham gia thị trường. “Định hướng của chúng ta là phải phục vụ cho người Việt đầu tiên ”- Ông Huy nói.

Theo bà Đặng Phương Dung, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hiện có tình trạng các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng mệt hơn những doanh nghiệp làm ăn gian dối do cạnh tranh không bình đẳng. Có tình trạng ở các siêu thị có rất nhiều đồ hàng hiệu nhưng không ai dám chắc đây là hàng hiệu thật nên những người bán hàng đã lạm dụng lòng tin hàng trong siêu thị là hàng cao cấp để lừa người tiêu dùng, trục lợi.

“Việt Nam chưa có trung tâm thiết kế đúng tầm cỡ quốc tế để tạo ra những mẫu mốt phù hợp với thị trường. Mục tiêu đề ra của ngành dệt may là những năm tới phải thời trang hóa ngành dệt may. Ngành dệt may không chỉ dừng lại ở làm gia công, không chỉ làm những gì có sẵn, theo đơn đặt hàng mà phải sáng tạo ra những sản phẩm riêng của mình, để chữ Made inVietnam trọn vẹn, có cả giá trị sáng tạo trong đó”.

Khảo sát của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, dù có tên tuổi khá lớn trên thị trường xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp ngành dệt may tham gia thị trường trong nước vẫn chưa tương xứng với thế mạnh của mình. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa, mẫu mã chưa đa dạng, giá cả còn chưa cạnh tranh và thậm chí dịch vụ bán hàng chưa chuyên nghiệp.

(Theo Tienphong Online)

  • Đưa da - giầy thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn
  • Dệt may Việt Nam: Càng xuất khẩu nhiều, Trung Quốc càng lợi!
  • Sốt giá vải sợi
  • Dệt may Việt Nam duy trì vị trí top 10 thế giới
  • Doanh nghiệp dệt may lo hiệu quả kinh doanh
  • Dệt may dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
  • Khi ngành may mặc bị “hạ bậc”
  • Xuất khẩu dệt may tăng trưởng ngoạn mục, về đích sớm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container