Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may: Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ

Sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO, ngành dệt may đã trở thành một lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế đất nước.

Từ năm 2008 cũng như thời gian sắp tới, thị trường dệt may thế giới sẽ có nhiều biến động, trong đó các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á đang nổi lên thành nguồn cung quan trọng đối với thị trường Hoa Kỳ và EU. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 và bước sang 2009, ngành dệt may VN đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức. Hội thảo "Phát triển ngành dệt may VN sau 2 năm gia nhập WTO và những giải pháp tăng tốc" để tìm ra phương pháp nhằm khắc phục những vấn đề này.

Dệt may VN đã tăng tốc

Nếu năm 2001, VN chưa có tên trong danh sách 25 nước XK hàng may mặc hàng đầu vào thị trường Mỹ, thì đến năm 2002, sau khi quy chế quan hệ bình thường Việt - Mỹ được thông qua, VN đã vươn lên vị trí thứ 20 và giành vị trí thứ 5 vào năm 2003 khi đạt kim ngạch XK vào Hoa Kỳ 3,6 tỉ USD. Khi Hoa Kỳ áp dụng quota nhập khẩu đối với một số mặt hàng may mặc của VN, hàng dệt may VN tụt xuống vị trí thứ 7. Nhưng đến năm 2006, hàng dệt may VN đã trở lại vị trí thứ 5, và sau đó 3 năm khi trở thành thành viên của WTO, hàng dệt may VN vào thị trường Hoa Kỳ đã đứng vị trí thứ 3 - chỉ sau Trung Quốc và Mexico.

Theo Hiệp hội Dệt may VN, đến nay ngành dệt may VN đã có trên 2.000 DN, sử dụng khoảng 2 triệu lao động. Sản phẩm dệt may XK của VN chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch XK hàng năm, chỉ đứng sau ngành dầu khí. Năm 2007, toàn ngành đạt kim ngạch XK 7,75 tỉ USD. Và chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2008, mặc dù đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, kim ngạch XK ngành dệt may vẫn đạt 6,84 tỉ USD - tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007 - dự kiến năm nay toàn ngành sẽ đạt kim ngạch XK khoảng 9,2 - 9,3 tỉ USD, đưa VN vào top 10 quốc gia XK dệt may lớn nhất thế giới.

Gia nhập WTO, VN có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. Tham gia WTO, hoạt động XK của VN được đẩy mạnh do các rào cản thương mại được gỡ bỏ. Ngành may VN có cơ hội phát triển, trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%, có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao...

Và những rào cản cần "tháo gỡ"

Theo Tập đoàn Dệt may VN, thị trường Hoa Kỳ đang chiếm tỉ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch XK hàng dệt may của VN. Tuy nhiên, thị trường này vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, cụ thể là chương trình giám sát chống bán phá giá của Mỹ vẫn đang áp dụng đối với hàng dệt may VN đã làm cho các khách hàng lớn như Macy, Hagel... rút toàn bộ đơn hàng tại VN để chuyển sang nước khác. Sức ép của vấn đề này đang còn làm cho nhiều Cty của VN và nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may vì sợ rủi ro. Bên cạnh đó, vấn đề kinh tế Mỹ đang suy thoái, sức mua của người dân đối với hàng dệt may giảm đáng kể... đang là những trở ngại cho ngành dệt may VN.

Về nội tại, những điểm yếu cần phải sớm khắc phục đó là ngành công nghiệp dệt và phụ trợ của VN còn rất hạn chế, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải NK từ nước ngoài đã làm cho giá trị gia tăng trong ngành dệt may không cao. Trong lĩnh vực may XK, phần lớn vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển... hiệu quả sản xuất thấp. Mặt khác, hầu hết các DN dệt may đều là DN nhỏ và vừa nên khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị... năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế nên phần lớn các DN chưa xây dựng được thương hiệu.

Các sản phẩm XK hầu hết phải sử dụng nhãn mác nước ngoài. Đã vậy, đang xảy ra tình trạng thiếu công nhân tại các thành phố lớn, mối quan hệ lao động tiền lương đang có chiều hướng phức tạp, nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư... đang là một trong những yếu kém cần sớm được khắc phục để đưa ngành công nghiệp dệt may VN đạt mục tiêu kim ngạch XK 10 - 12 tỉ USD, sử dụng 2,5 triệu lao động vào năm 2010 và tăng tốc cao hơn vào những năm tiếp theo.

( theo báo lao động )

  • Giải pháp tăng tốc để phát triển ngành dệt may hậu WTO
  • Indonesia mở rộng Chương trình sản xuất công nghiệp sang ngành giày dép
  • Dệt may Campuchia sẽ lâm vào khủng hoảng từ đầu năm 2009
  • Dệt may trên “sân nhà”: Hai vấn đề cần giải quyết
  • Đa dạng hoá thị trường - giải pháp để nâng cao xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
  • Phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may đủ tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu hội nhập
  • Xuất khẩu dệt may có dấu hiệu chững lại
  • Điều tra năng lực sản xuất kinh doanh toàn ngành dệt may
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container