Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may đón nhà đầu tư phụ kiện

Stretchline Limited kỳ vọng sẽ là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất nguyên liệu cung cấp cho các công ty sản xuất hàng dệt kim và doanh nghiệp sản xuất đồ lót xuất khẩu tại Việt Nam.
 
Stretchline Limited, công ty chuyên sản xuất nguyên liệu và phụ kiện trong ngành dệt may có có trụ sở và nhà máy tại nhiều nước trên thế giới như Sri Lanka, Mỹ, Mexico, Indonesia, Trung Quốc, Hồng Kông..., vừa có chuyến khảo sát một số doanh nghiệp dệt may lớn tại Hà Nội và TP.HCM, để tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như khả năng đầu tư nhà máy sản xuất lõi chun tại Việt Nam.

Ông Timothy Speldewinde, Giám đốc điều hành Stretchline Limited cho biết, ngành dệt may Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển nhanh cả về năng lực sản xuất và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành còn hạn chế về khả năng tự cung cấp nguyên phụ liệu tại chỗ, nên chủ yếu phải nhập khẩu. Do vậy, mục đích chuyến đi của đoàn doanh nghiệp Stretchline Limited đến Việt Nam là muốn có thông tin đầy đủ nhất về ngành cũng như lĩnh vực sản xuất phụ kiện, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, để tiến tới xây dựng nhà máy sản xuất lõi chun tại Việt Nam.

Theo ông Timothy Speldewinde, qua khảo sát và làm việc trực tiếp với một số doanh nghiệp như Công ty Dệt kim Đông Xuân, Công ty TNHH Han-Soll Vina và Tập đoàn công ty cổ phần SCAVI.., Stretchline Limited nhận thấy, thị trường nguyên liệu cũng như các loại phụ kiện phục vụ ngành dệt may là rất lớn và hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Stretchline Limited kỳ vọng sẽ là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất nguyên liệu cung cấp cho các công ty sản xuất hàng dệt kim và doanh nghiệp sản xuất đồ lót xuất khẩu tại Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó ban Kế hoạch đầu tư thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho rằng, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến với ngành dệt may quan tâm thực sự đến lĩnh vực phụ kiện không nhiều. Bởi vậy, ý định đầu tư nhà máy sản xuất lõi chun tại Việt Nam của Stretchline Limited đương nhiên được ngành dệt may đặc biệt hưởng ứng, bằng việc tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư, cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu thị trường, môi trường đầu tư vào lĩnh vực phụ kiện tại Việt Nam.

Với doanh thu hàng năm  hơn 100 triệu USD, chiến lược của Stretchline Limited trong những năm tới là chú trọng xây dựng nhà máy trên tầm toàn cầu, không chỉ tập trung tại các thị trường lớn như Trung Quốc, mà còn vươn tới những thị trường tiềm năng khác như Việt Nam, Bangladesh. Việc Stretchline Limited “chạm ngõ” Việt Nam lần này được xem là cơ hội để ngành dệt may đón thêm nhà đầu tư vào xây dựng nhà máy lõi chun, loại phụ kiện không thể thiếu của ngành.

Phó tổng giám đốc Công ty Dệt kim Đông Xuân, ông Nguyễn Như Bảo cho hay, ngoài các nguyên phụ liệu chính như bông, xơ, sợi.., các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu của Việt Nam còn phải nhập 70-80% các loại phụ kiện như móc, khoá kéo, chun, chỉ may… Mặc dù đều có nhu cầu mua nguyên phụ liệu trong nước để tiết kiệm chi phí, thời gian…, nhằm bảo đảm đúng hạn giao hàng cho đối tác, nhưng các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn khi tìm kiếm do chất lượng chưa ổn định. Vì thế, việc những công ty, tập đoàn đa quốc gia có kinh nghiệm trong sản xuất và cung ứng phụ liệu tiến hành lập nhà máy tại Việt Nam sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp hiện thực hoá mong muốn mua hàng ngay trong nước của mình.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Công ty CP may Đồng Tiến: Tăng trưởng bền vững
  • Triển lãm nguyên, phụ liệu dệt may 2010: Góp phần giúp ngành dệt may tăng tỷ lệ nội địa hóa
  • Tăng tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may
  • Đơn hàng xuất khẩu dệt may ổn định
  • Thị trường dệt may thế giới năm 2009 và dự báo 2010
  • Xuất khẩu dệt may tăng 13% so cùng kỳ
  • Xuất khẩu dệt may: Vươn lên đứng đầu, tín hiệu khả quan
  • Quý I/2010: Xuất khẩu da giày tăng trên 10%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container