Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dệt may Việt Nam, khi “gió đã đổi chiều”

 

Từ tháng 9 tới nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu là "đòn đánh" thứ hai cho ngành dệt may, khi ảnh hưởng ngay tới các đơn hàng trong tháng 9, 10.
 
 
Với thành tích tăng trưởng 34% trong năm 2007, những ngày đầu năm ngoái, ngành dệt may còn tràn đầy không khí lạc quan.

Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhớ lại, từ tháng 1 đến tháng 8/2008, đơn hàng kí kết về nhiều, sản lượng của ngành đạt cao.

Hết 8 tháng, mục tiêu xuất khẩu 9,5 tỷ USD vẫn nằm còn trong tầm tay và kịch bản lạc quan có thể đạt được tới 9,8 tỷ USD. Thế nhưng, “gió đã đổi chiều”.

Đòn đánh "kép"

Thời điểm tháng 3, 4, 5/2008, tỷ giá giữa đồng USD và VND biến động  thất thường, đi kèm với sự khan hiếm USD, khiến các doanh nghiệp dệt may phải nhập vật tư với giá cao nhưng khi xuất hàng có USD về bán cho Ngân hàng Nhà nước lại được giá thấp. Nhiều doanh nghiệp lỗ nặng.

Trong 8 tháng đầu năm, lãi suất cho vay lại quá cao, dẫn tới nhiều công trình đầu tư mở rộng và đầu tư mới đều rơi vào tình trạng dang dở, chậm tiến độ và nhiều hợp đồng dài hạn đã khó có thể đáp ứng được.

Từ tháng 9 tới nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu là "đòn đánh" thứ hai cho ngành dệt may, khi ảnh hưởng ngay tới các đơn hàng trong tháng 9, 10.

Ba thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam là Mỹ (chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu của ngành), châu Âu (18%), Nhật Bản (12%) đều rơi vào tình trạng có hiện tượng suy giảm mạnh.

Nên chỉ trong quý 4/2008, mức đơn hàng đã giảm khoảng 20% so với quý 4/2007. Điều này dẫn tới kết quả xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2008 chỉ đạt 9,1 tỷ USD.


Bị “hụt” mất 400 triệu USD so với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ban đầu, nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia duy nhất có ngành dệt may đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ở mức hai con số, khoảng 17-18%. Ngoài ra, trong bối cảnh nhiều nhà xuất khẩu lớn như Mehico, Trung Quốc… có lượng xuất khẩu dệt may vào Mỹ đều giảm, nhưng Việt Nam vẫn tăng 18%.

"2008 là năm có vô vàn khó khăn, mặc dù không đạt kế hoạch nhưng ngành dệt may đã chứng tỏ được năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới”, ông Trường nói.

Hai nguy cơ chính

Khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định nền kinh tế Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đều có mức tăng trưởng âm trong năm 2009, ngành dệt may đã cảm nhận sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu.

Vì đây là những thị trường nhập khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam, nên theo ước tính của ngành dệt may, trong năm 2009, nhu cầu sử dụng hàng dệt may ở các nước trên có khả năng giảm 15%. Thị trường sẽ chật hẹp hơn rất nhiều, và các nhà sản xuất trong và ngoài nước cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn.

Theo ông Lê Tiến Trường, dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với hai nguy cơ chính trong năm 2009:

Thứ nhất, từ trước tới nay sản phẩm của Việt Nam lấy trọng tâm phát triển hàng cao cấp khá nhiều, nhưng trong bối cảnh kinh tế suy giảm, phân khúc hàng cao cấp cũng sẽ bị thu hẹp bởi người tiêu dùng tiết kiệm chi tiêu từ cao cấp xuống trung cấp.

Thứ hai, là sự cạnh tranh về giá đối với những nước sản xuất lớn như Trung Quốc, Banglades, Indonesia, Ấn Độ… Ngay với thị trường trong nước, đã có những dự báo trong khoảng 3 – 6 tháng tới, hàng dệt may Trung Quốc sẽ được đẩy sang Việt Nam với khối lượng tương đối lớn.

Tuy nhiên, theo ông Trường, do đạt được tốc độ tăng trưởng trong năm khó khăn 2008 nên hàng của Việt Nam đang có lợi thế cả về  thời gian giao hàng, kỹ năng và chất lượng làm hàng.

Nhưng những thuận lợi đó vẫn ít hơn nhiều so với khó khăn từ suy thoái kinh tế thế giới, nên ngành này đã xác định kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ "phấn đấu" đạt 9,2 - 9,5 tỷ USD.

“Nhiệm vụ trọng tâm được xác định năm 2009 của ngành là duy trì được vị trí trên thị trường, nhiều hơn là thu lợi cao. Vì nếu không biết cách giữ thì qua giai đoạn này, thậm chí còn mất cả vị trí trên thị trường, mất cả doanh nghiệp, mất cả người lao động”, ông Trường nói.

* Cố gắng cổ phần hóa Vinatex trong năm 2009

Vinatex đã xây dựng ba chiến lược hành động trong năm nay.

Thứ nhất là cố gắng phấn đấu cổ phần hóa tập đoàn trong năm 2009, với mục tiêu đa dạng hóa sở hữu của tập đoàn và tiến tới để Vinatex sẽ trở thành đơn vị kinh tế đầu tiên của Việt Nam được các nước phát triển như Mỹ, châu Âu công nhận là hoạt động theo cơ chế thị trường, tránh các nguy cơ bị hoạt động giám sát, chống bán phá giá. Chuyển đổi dần từ hình thức quản lý bằng vốn sang chi phối bằng quản lý bằng công nghệ, thương hiệu và thị trường.

Thứ hai là phát triển thương hiệu Vinatex nhằm đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thứ ba là phát triển các thị trường mới, đối tác mới, nhằm mở rộng và đa dạng hóa các thị trường nhập khẩu.

(Theo vneconomy)

  • Xuất lô hàng may đầu tiên trị giá 250.000 USD
  • Các nước ASEAN bàn biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cho ngành dệt may
  • Bănglađét: Xuất khẩu da dự đoán giảm 25% trong tài khoá 2008/09
  • Ngành da Ấn Độ kêu gọi sự cứu trợ của Chính phủ
  • Giày da Việt gặp "hạn" ở Brazil?
  • Ngành dệt may phải đầu tư mạnh vào thị trường nội địa
  • Dệt may khó giữ tăng trưởng 5%
  • Chồng chất gánh nặng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container