Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đôi nét về ngành công nghiệp dệt may Marốc

Ma-rốc là một trong những nước có ngành công nghiệp dệt may giữ vai trò hàng đầu. Theo thống kê của Bộ Công Thương thì trong 2006, ngành dệt may của Ma-rốc đã đóng góp 40% trong lĩnh vực tạo việc làm và 39% vào kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nói chung. Ma-rốc có 1612 cơ sở sản xuất trong đó có 630 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt và 982 DN trong lĩnh vực may, chiếm 21% trong tổng số các đơn vị sản xuất công nghiệp. Các DN này nắm giữ 13% lượng hàng sản xuất, 17% giá trị gia tăng và 14% vốn đầu tư của ngành công nghiệp nói chung.

Sản xuất dệt may của Ma-rốc chủ yếu dành cho xuất khẩu. Xu hướng này càng trở nên rõ rệt từ giữa những năm 80. Tỷ lệ xuất khẩu của lĩnh vực dệt may đã tăng từ 36% năm 1985 lên 54% năm 1990 rồi 65% năm 2000. Nếu tính riêng ngành công nghiệp may, tỷ lệ xuất khẩu vượt quá 80%.

Trong khoảng thời gian 15 năm, doanh thu xuất khẩu của ngành dệt may đã tăng từ 3.5 tỷ DH năm 1985 lên 19.8 tỷ DH năm 2006 tức là tăng trung bình mỗi năm 9%. Giai đoạn 1986-1990, lĩnh vực này đã tạo ra khoảng 16.500 việc làm mỗi năm tức là 60% tổng số lượng việc làm do ngành công nghiệp nói chung tạo ra.

Kể từ khi kết thúc Hiệp định đa sợi vào tháng 1/2005, xuất khẩu dệt may của Ma-rốc đã giảm 7,4% trong năm 2005. Với việc loại bỏ quota cung cấp hàng dệt may cho các nước phát triển, sản phẩm dệt may của Ma-rốc đã phải đối mặt với cuộc cạnh tranh trực tiếp từ những nhà sản xuất của các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay Ma-rốc xuất khẩu đến hơn 90% sang thị trường Liên minh châu Âu. Với việc mở rộng địa lý của EU, có thêm những nhà cung cấp dệt may mới cho khu vực này như Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ba Lan, Hung-ga-ri và CH Séc trong khi tính cạnh tranh của hàng dệt may Ma-rốc thấp dẫn đến giá trị xuất khẩu vào thị trường truyền thống này đã giảm. Ngoài ra EU còn miễn thuế hoặc giảm thuế đối với hàng may mặc của những nước bị sóng thần như Thái Lan, Inđônêxia, Xri Lanca. Bên cạnh đó Ma-rốc phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào với giá cao, chi phí mua vải đã chiếm 60% tổng giá bán.

Theo ước tính của Bộ Công nghiệp, Ma-rốc sẽ mất 30% số lượng việc làm và 20% giá trị xuất khẩu của ngành này trong vòng 5 năm tới. Mặc dù vậy, các công ty đa quốc gia đã thông báo kế hoạch đầu tư 300 triệu đô-la trong những năm tới với việc tạo ra 2500 việc làm mới. Chẳng hạn tập đoàn Fruit of the loom sẽ đầu tư 16 triệu USD, tập đoàn Tây Ban Nha Tavex sẽ đầu tư 75 triệu USD trong vòng 3 năm, tập đoàn Legler đầu tư 87 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất quần Jean gần thủ đô Rabat. Những khoản đầu tư này có được là do mới đây Chính phủ Ma-rốc đã ban hành những chính sách hội nhập quốc tế, cụ thể là việc ký kết hiệp định tự do mậu dịch với Thổ Nhĩ Kỳ.

Để cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng dệt may, Nhà nước và Hiệp hội các ngành công nghiệp dệt may Ma-rốc đã ký hiệp định hiện đại hoá ngành này vào tháng 10/2005. Kế hoạch khẩn cấp này dự kiến sẽ đưa ra một loạt các biện pháp và trang bị nhằm hỗ trợ những chương trình cơ cấu lại doanh nghiệp. Ba hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước và các nhà công nghiệp trong các lĩnh vực hải quan, trợ giúp kỹ thuật và tài trợ.

Mặc dù là nước gia công xuất khẩu hàng dệt may lớn song Marốc cũng là nước nhập khẩu vải, sợi và quần áo may sẵn. Theo Hải quan Marốc, năm 2006, nước này nhập 470 triệu USD vải bông, 340 triệu USD vải sợi tổng hợp và nhân tạo, 108 triệu USD sợi tổng hợp và nhân tạo,  50 triệu USD quần áo may sẵn, 48 triệu USD bông.

Những thế mạnh của ngành công nghiệp dệt may :

Là trung tâm cung cấp dịch vụ công nghiệp ưu tiên cho những tập đoàn quốc tế, ngành công nghiệp dệt may Marốc có những thế mạnh như :

-Sự gần gũi về địa lý với châu Âu, khả năng thích ứng đúng đắn và kịp thời

-Chính chuyên nghiệp và sự khéo léo

-Hiểu biết các chuẩn mực và đòi hỏi của thị trường châu Âu

-Sự nhạy cảm của thời trang và phát huy tính sáng tạo

-Cam kết mạnh mẽ trong việc tôn trọng những tiêu chuẩn về xã hội và môi trường.

Những cơ hội kinh doanh mới của Marốc

-Hiệp định hợp tác với Liên minh châu Âu

-Hiệp định tự do mậu dịch với Mỹ

-Hiệp định tự do mậu dịch với Thổ Nhĩ Kỳ

-Hiệp định tự do mậu dịch bốn bên (Quadra) với Ai Cập, Gioócđani, Marốc và Tuynidi.

  Trang web của Hiệp hội các Ngành công nghiệp Dệt May Marốc : http://www.textile.ma/amith

(Thương vụ Việt nam tại Maroc)

(Internet)

  • Doanh nghiệp cần biết: Nét mới trong phân đoạn thị trường giầy dép EU
  • Ấn Độ - điểm sáng trên thị trường bông thế giới vụ 2009/10
  • Canada áp thuế chống bán phá giá giày Việt Nam: Một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng
  • Xu hướng thời trang Thu-Đông 2009-2010 của mặt hàng da, giày tại thị trường Nhật Bản
  • Dệt may lạc quan
  • Xuất khẩu da giày sẽ tăng trưởng 10% - 15% trong 2 năm tới
  • Xuất khẩu da giày: Giữ vững vị thế và phát triển xuất khẩu
  • Bangladesh: Xuất khẩu hàng may mặc tới Nhật Bản tăng gấp đôi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container