Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng dệt may của Việt Nam tăng mạnh sang Đài Loan

Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 1/2009 sang Đài Loan đạt 28,4 triệu USD, tăng 120% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là mức tăng trưởng xuất khẩu kỷ lục của mặt hàng này sang thị trường Đài Loan trong nhiều năm qua và đặc biệt là vào chính thời điểm khó khăn hiện nay. Kết quả xuất khẩu này đã mở ra nhiều hy vọng trong việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
Trong tháng 1/2009, các mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan tăng mạnh gồm áo thun, mặt hàng quần dài, vải, áo khoác, áo jackét, đặc biệt là mặt hàng váy và quần áo thể thao…Cụ thể: xuất khẩu áo thun của nước ta tăng 150% về lượng và tăng 281% về trị giá, đạt 2,7 triệu USD. Đây cũng là mặt hàng mang về kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong số các mặt hàng dệt may xuất khẩu của ta sang Đài Loan. Đứng thứ hai về kim ngạch xuất  khẩu là mặt hàng quần dài. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,8 triệu USD, tăng 188% về trị giá. Xuất khẩu vải của nước ta sang thị trường Đài Loan cũng tăng tới 118% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Về giá xuất khẩu: Nhìn chung, giá các mặt hàng dệt may xuất khẩu của nước ta sang thị trường Đài Loan đều tăng khá trong tháng 1/2009. Giá áo thun xuất khẩu tăng tới 52% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trung bình 3,3 USD/kg; giá váy xuất khẩu tăng 3,74%, đạt trung bình 3,97 USD/cái; giá áo khoác tăng tới 93%, đạt 10,4 USD/cái; trong khi giá áo jackét chỉ tăng 1,83%, đạt 6,97 USD/cái…Đáng chú ý, giá xuất khẩu mặt hàng quần dài tăng kỷ lục hơn, đạt 6,47 USD/cái….Ngoài ra, cũng có một vài mặt hàng có giá xuất khẩu giảm như áo sơ mi, quần jean, áo ghilê, áo len…giá áo sơ mi giảm trung bình 10%, đạt 3,65 USD/cái; giá quần jean giảm 16%; giá áo ghilê giảm 27%.
 
Trong tháng 1/2009, có 170 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Đài Loan, giảm 20 đơn vị so với tháng 1 năm 2008.

(Theo Vinanet)

  • Thông tin về thị trường xuất khẩu dệt may thế giới
  • Đưa Tập đoàn Dệt may Việt Nam ra khỏi danh sách thanh tra năm 2009
  • Ngành giày dép thể hiện tình hình kinh tế qua các mẫu thiết kế
  • Sẽ hỗ trợ ngành dệt may 40đ/1 USD xuất khẩu
  • Xuất khẩu vali & túi xách của tỉnh Phúc Kiến (TQ)năm 2008 tăng 16,7%
  • Tận dụng cơ hội để tăng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản
  • Cơ hội hợp tác giữa ngành da giày Việt Nam và Brazil vẫn lớn
  • Khai thác tối đa lợi thế xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container