Chủ tịch Hiệp hội dệt may Campuchia (GMAC) dự báo, ngành dệt may -ngành công nghiệp trụ cột của Campuchia- sẽ phục hồi trong quý II/09, sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 1/09 đạt 70 triệu USD. Ngành dệt may đóng góp 70% cho doanh thu xuất khẩu hàng năm của Campuchia và thu hút khoảng 300.000 lao động.
- Hiệp hội các công ty may mặc Thái Lan (TGMA) cuối tuần qua đã kêu gọi các nhà xuất khẩu nước này tập trung khai thác thị trường Nhật Bản và các nước ASEAN để bù đắp sự suy giảm xuất khẩu sang Mỹ, vốn chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của nước này. Trong tháng 1/09, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Thái Lan đạt 285,37 triệu USD, tăng 0,42%, nhờ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bù đắp một phần sụt giảm của thị trường Mỹ. Xuất khẩu vào Mỹ trong tháng này giảm 9,6%, đạt 126,08 triệu USD và chỉ chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Trong khi đó, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Thái Lan và năm ngoái chỉ chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng xuất khẩu của Thái Lan vào thị trường này tăng 21,5%, đạt 20,44 triệu USD.
- Liên minh châu Âu đã thông báo chính thức bãi bỏ thuế chống bán phá giá mặt hàng khăn trải giường của Pakistan. Việc bị áp thuế chống bán phá giá từ tháng 3 năm 2004 đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh mặt hàng này của Pakistan so với các nhà cung cấp khác trên thị trường EU. Xuất khẩu khăn trải giường của Pakistan sang EU năm 2007-2008 đạt 842,7 triệu USD và chiếm 44% thị phần. Việc áp thuế chống bán phá giá đã làm giảm 9% về giá trị xuất khẩu.
- Hội đồng Xúc tiến xuất khẩu hàng may mặc Ấn Độ (AEPC), xuất khẩu của nước này trong năm 2008-2009 đạt kim ngạch 9,6 tỷ USD so với mức 9,7 tỷ USD năm 2007-2008.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
Theo đánh giá của hãng tin AFP, ngành dệt may của Việt Nam có nhiều điểm đáng để Bangladesh học tập, nhất là sau vụ sập nhà máy may khiến hàng trăm người thiệt mạng ở nước này mới đây.
Hiện một số công ty may mặc đã có đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản cho năm 2013, hứa hẹn xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm tới.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 1/2009 sang Đài Loan đạt 28,4 triệu USD, tăng 120% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo kế hoạch năm 2009, 5 Tập đoàn và Tổng Công ty kinh tế lớn: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Công ty cổ phần Du lịch Việt Nam sẽ bị thanh tra về việc cổ phần hóa DNNN.
Các nhà thiết kế giày dép quốc tế sẽ thận trọng hơn trong các mẫu thiết kế của mình cho mùa tới. Họ nhấn mạnh vào các màu đen và nâu, và các mẫu mã kinh điển, hơn là những màu sắc sặc sỡ và kiểu dáng phá cách như ở những mùa trước.
Để hỗ trợ lao động ngành dệt may, da giày đang gặp nhiều khó khăn hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định Chính phủ sẽ hỗ trợ 40đ /1 USD xuất khẩu để hỗ trợ duy trì việc làm cho người lao động.
Theo số liệu thống kê của hải quan tỉnh Phúc Kiến, trong 11 tháng đầu năm 2008, tỉnh này đã xuất khẩu 1,24 tỷ USD các sản phẩm phục vụ du lịch, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước đó.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 1/2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang Nhật Bản đạt 66 triệu USD, tăng 2,2% so với tháng 1 năm 2008. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành dệt may Việt Nam, trong bối cảnh xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang các thị trường chủ chốt Mỹ và EU chậm lại.
Trong nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil trong năm 2008 thì tỉ trọng nhóm hàng cơ khí, máy móc, điện tử, tin học đã vươn lên vị trí thứ nhất, đạt kim ngạch 75,8 triệu USD, chiếm 37,51% tỉ trọng hàng hoá Việt Nam xuất sang Braxin, tăng 367,26% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp sản xuất dệt may Việt Nam có thể thông qua việc cung ứng nguyên liệu, nhất là vải cho các đơn đặt hàng từ Nhật để hưởng 0% thuế nhập khẩu