Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hơn 59.000 tỷ đồng phát triển ngành Da-Giầy Việt Nam

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương, mục tiêu chung là phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Da - Giầy hàng đầu thế giới.

Giầy dép vẫn là sản phẩm chủ lực trong Quy hoạch phát triển ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Quy hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu 9,1 tỷ USD, tăng lên 14,5 tỷ USD năm 2020 và  đạt 21 tỷ USD năm 2025. Đồng thời, nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60-65%, năm 2020 đạt 75-80% và năm 2025 đạt 80-85%.

Giầy dép là sản phẩm chủ lực

Trong quy hoạch ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2020, giầy dép vẫn là sản phẩm chủ lực của ngành, trong đó giầy thể thao và giầy vải được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, quan tâm đến việc sản xuất giầy dép da thời trang và cặp túi ví chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa.

Đối với sản phẩm da thuộc, ngành sẽ tập trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Đầu tư sản xuất da thuộc được gắn liền với việc phát triển đàn gia súc góp phần giảm nhập siêu và chủ động trong sản xuất.

4 vùng trọng điểm phát triển ngành Da - Giầy

Quy hoạch nêu rõ, bố trí sản xuất và đầu tư của ngành Da - Giầy trên toàn quốc được xác định thành 4 vùng chủ yếu gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn ngành giai đoạn 2011-2020 là hơn 59.000 tỷ đồng, trong đó huy động trong nước 43% và kêu gọi đầu tư nước ngoài 57%.

Được biết, đến năm 2020, tổng sản phẩm giầy dép các loại dự kiến đạt 1.698 triệu đôi, cặp túi ví các loại đạt gần 285 triệu cái, da thuộc cứng đạt 63 nghìn tấn, da thuộc mềm đạt 277 triệu bia.

(Theo Phan Hiển // Tin Chính phủ)

  • Dệt may sẽ đạt 19,5 tỷ USD vào năm 2015
  • Dệt may với mục tiêu 20 tỷ USD năm 2015
  • Ngành dệt may, da giày: Lạc quan trong nỗi lo thiếu lao động
  • Dệt may bỏ ngỏ sân nhà?
  • Đưa da - giầy thành ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn
  • Dệt may Việt Nam: Càng xuất khẩu nhiều, Trung Quốc càng lợi!
  • Sốt giá vải sợi
  • Dệt may Việt Nam duy trì vị trí top 10 thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container