Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành dệt may chuẩn bị đối phó với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ

Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết: Kể từ này 1/1/2010, ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Đó là đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mỹ. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi ngành dệt may gấp rút chạy đua với thời gian 3 tháng để kịp đáp ứng.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt-may Việt Nam, toàn ngành phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nơi sản xuất, xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tại một số địa phương như Thái Bình, Nghệ An, Trà Vinh...; đồng thời xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái tại Viện dệt may... Đây là cơ sở để kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm an toàn cho người sử dụng cũng như để được cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu. Ngoài ra, việc xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm và các hàng rào kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ người tiêu dùng và thị trường trong nước cũng cần được quan tâm.

Tuy nhiên, khó khăn và cũng là áp lực lớn nhất của ngành dệt may hiện nay là chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Do đó, nguyên liệu phục vụ cho ngành chủ yếu được nhập khẩu tới 90% nên mặc dù có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ước khoảng 35-38% tổng kim ngạch. Mục tiêu chiến lược của ngành Dệt may đặt ra đến năm 2010 là phải đạt sản lượng 20.000 tấn bông xơ, năm 2015 đạt 40.000 tấn nhưng đến nay, diện tích trồng bông tại Việt Nam không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên (42%), vùng duyên hải miền Trung (33%), miền Bắc (20%) và Đông Nam bộ (5%)...

Chủ tịch Hiệp hội cho rằng: Tới đây Việt Nam phải có 1 phòng thí nghiệm hiện đại đủ tiêu chuẩn để được phía Mỹ công nhận và cấp giấy chứng nhận; bên cạnh đó phải tiếp tục tăng tỷ lệ sản xuất nguyên vật liệu trong nước, giảm nhập siêu. Ngành dệt may cần phấn đấu xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn sản phẩm dệt may phù hợp và hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm giám định, kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quản lý chất lượng và khắc phục các rào cản kỹ thuật.

(Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Xuất khẩu giày dép sang các thị trường 7 tháng đầu năm giảm
  • Doanh nghiệp xuất khẩu ngành da giày cần biết: Xu hướng Giày thể thao cho trẻ em Xuân/Hè năm 2010 tại Đức
  • Ngành da giày: Tự chủ không dễ
  • Ngành Da - giày: Bài toán cân đối xuất khẩu và nội địa
  • Điểm tin xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam
  • Ngành dệt may phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 9,2 tỷ USD năm 2009
  • Nga sẽ tăng thuế nhập khẩu giày lên 15%
  • Ngành dệt may thời suy giảm kinh tế:Chọn hướng đi đúng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container