Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành dệt may thế giới đối mặt với nhiều thay đổi

Trước những tác động nhiều mặt của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, một giai đoạn mới đã và đang hình thành trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, khi sức cạnh tranh của nhiều nước có thế mạnh trong ngành này đang suy giảm và tỏ ra ngày càng "lép vế" trước Trung Quốc.

Dự báo, Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là những nhân tố quan trọng. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc là địa bàn có giá sinh hoạt và chi phí lao động tương đối hợp lý và có khả năng nhanh chóng thực hiện các hợp đồng mua hàng với khối lượng lớn.

Yếu tố Trung Quốc ảnh hưởng không chỉ tới khả năng cạnh tranh của nhiều nhà xuất khẩu tại những nước có chi phí thấp mà còn tác động đến cả các nền kinh tế có nhà máy, công xưởng kỹ nghệ cao như Đặc khu hành chính Hồng Công, vùng lãnh thổ Đài Loan và Hàn Quốc.

Khủng hoảng kinh tế khiến các nước nhập khẩu, nhất là Mỹ, củng cố năng lực mặc cả thông qua việc đặt mua hàng với khối lượng tới 200.000-300.000 chiếc/lô hàng. Trong khi sức ép cạnh tranh cũng buộc các nhà xuất khẩu phải nâng cao nghiệp vụ giao hàng nhanh với khối lượng lớn.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Thái Lan Dej Pathanasethpong nhận xét, xu thế này sẽ tồn tại trong thời gian khá dài, và chỉ những nhà sản xuất kinh doanh "có máu mặt" mới có khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp với số lượng lớn, trong khi các nhà xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị tước mất cơ hội cung cấp vải vóc, sợi tự nhiên và sợi tổng hợp, quần áo.

Mỹ từng là thị trường nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới nhưng vị trí này đã rơi vào tay Liên minh Châu Âu (EU). Tổng kim ngạch hàng dệt may nhập vào Mỹ ước đạt 50 tỷ USD/năm, so với mức khoảng 80 tỷ USD/năm của EU. Theo nhật báo "Dân tộc", Mỹ đang cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dệt may sản xuất từ Châu Á, trong khi cũng dành một số ưu đãi về thuế cho những mặt hàng nhập từ Mêhicô và các nước Nam Mỹ.

Chủ tịch Dej nói, với việc ngành dệt may Mỹ và EU đang thu hẹp dần, ASEAN cần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua việc thành lập một "Tổng Công ty ASEAN". Các nước ASEAN cũng cần hạ thấp biểu thuế theo Hiệp định thương mại tự do khu vực để hưởng lợi tối đa từ việc cùng chia sẻ các nguồn lực sẵn có.

Vietstock

(Internet)

  • Dệt may gắng sức, liệu có cán đích 9,2 tỷ USD?
  • Xuất khẩu dệt may thuận lợi thị trường mới
  • Ngành dệt may chuẩn bị đối phó với rào cản kỹ thuật của thị trường Mỹ
  • Xuất khẩu giày dép sang các thị trường 7 tháng đầu năm giảm
  • Doanh nghiệp xuất khẩu ngành da giày cần biết: Xu hướng Giày thể thao cho trẻ em Xuân/Hè năm 2010 tại Đức
  • Ngành da giày: Tự chủ không dễ
  • Ngành Da - giày: Bài toán cân đối xuất khẩu và nội địa
  • Điểm tin xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container