Sáu tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sợi tăng 150%, mức tăng được xem là khả quan trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Qua ý kiến chuyên gia trong ngành, cho thấy ngành sợi đặt trọng tâm vào xuất khẩu tuy rằng các doanh nghiệp dệt may trong nước thì phải đi tìm nguyên liệu ở bên ngoài.
Theo Hiệp hội Sợi Việt Nam, thực tế trước đây khi ngành sợi ra đời, tiêu chí đặt ra là phục vụ cho chuỗi liên kết: sợi-dệt-nhuộm-may. Thế nhưng, trong chuỗi liên kết này, hai mảng may và sợi có bước phát triển nhanh hơn trong khi dệt và nhuộm hầu như phát triển không cùng nhịp, khiến sợi dây nối kết bị phá vỡ, tạo ra sự ứ đọng hàng hóa nơi công đoạn sợi. Cũng vì thế, thay vì là nguồn cung cấp để dệt vải trong nước thì sợi trở nên dư thừa và phải tìm đường xuất khẩu.
Phó tổng giám đốc tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), cho rằng tuy ngành sợi có bước phát triển nhưng sản phẩm sợi do trong nước sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng cũng như tính đa dạng về chủng loại sợi còn thấp, không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp dệt may khi mà doanh nghiệp đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu sợi khác nhau; có công ty dùng sợi cotton, có công ty dùng sợi len, sợi PE, sợi pha... Nếu tập trung trang bị máy móc để sản xuất nhiều sản phẩm sợi nhằm đáp ứng nhu cầu như trên thì lại gặp phải một nghịch lý: giá sản phẩm sẽ cao vì giá nhập máy móc là không rẻ, như vậy sẽ rất khó cạnh tranh với nguồn nguyên liệu nhập.
Tổng thư ký Hiệp hội Sợi Việt Nam, cho biết hiện trên thị trường nội địa, sợi Việt Nam đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của sợi Trung Quốc nhập với giá rẻ hơn.
Song, bên cạnh đó còn có một nguyên nhân nữa dẫn đến doanh nghiệp dệt may ít tiêu thụ sợi trong nước. Đó là đa phần các doanh nghiệp may gia công xuất khẩu, việc chọn nguyên liệu theo sự chỉ định của khách hàng, doanh nghiệp không thể chủ động đặt nguồn nguyên liệu vải trong nước, gây ra những khó khăn cho ngành dệt, nhuộm, và kéo theo tác động đến các doanh nghiệp sản xuất sợi.
Hiện Việt Nam có 60 doanh nghiệp sợi gồm 47 doanh nghiệp trong nước và 13 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sản lượng năm 2008 vào khoảng trên 500.000 tấn, trong số này xuất khẩu chiếm khoảng 40%. Trong thời gian sắp tới, định hướng của ngành sợi là sẽ gia tăng xuất khẩu vì chỉ qua con đường này thì lợi nhuận của doanh nghiệp sợi mới có thể tăng trưởng được. Cụ thể hơn, tỷ lệ xuất khẩu năm 2009 sẽ chiếm 60% sản lượng sợi.
(Internet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com