Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ giảm mạnh trong tháng 11, phản ánh lượng hàng may mặc dệt thoi giảm mạnh hơn hàng may mặc dệt kim. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên nhờ số lượng các cat hàng bị áp hạn ngạch tăng mạnh trước thời điểm xóa bỏ hạn ngạch từ đầu năm 2009.
Các nước châu Á khác vẫn cầm cự được trên phân đoạn thị trường hàng may mặc dệt kim trong khi lượng hàng may mặc dệt thoi nhập khẩu vào Mỹ giảm mạnh. Nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ trong tháng 11 bị sụt giảm trong khi nhập khẩu từ Bangladesh lại tăng mạnh.
Tổng lượng hàng may mặc nhập khẩu giảm gần 10% xuống cuòn 5,21 tỉ USD, đây là kim ngạch nhập khẩu hàng tháng thấp nhất kể từ đợt sụt giảm mạnh 11,6% trong tháng Ba năm ngoái.
Nhập khẩu từ Hồng Kông giảm mạnh
Trong tháng 11, nhập khẩu hàng may mặc dệt kim mã HS 61 giảm không mạnh bằng (giảm 8,6%) hàng may mặc dệt thoi mã 62 (giảm 11,3%).
Trên thị trường hàng may mặc dệt kim, Mexico vẫn là chịu tổn thất nhiều nhất do sự sụt giảm kinh tế của Mỹ với việc sụt giảm 26% tính theo USD trong tháng 11.
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 3,5% trong tháng 11, một phần là vì lượng nhập khẩu các cat hàng quan trọng nhất tăng lên trước khi được Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch vào ngày 01/01/2009.
Một dấu hiệu rõ ràng về “hiệu ứng dỡ bỏ hạn ngạch” này là nhập khẩu hàng may mặc dệt kim từ Hồng Kông giảm đột ngột 62% trong tháng 11.
Ở mã 31, nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh vẫn rất ổn định trong tháng 11 trong khi nhập khẩu từ Việt Nam bị sụt giảm.
Sự thay đổi này phản ánh nhu cầu hàng may mặc dệt kim trên thị trường Mỹ đã chuyển hướng từ các hàng may mặc xuất xứ Mexico và Trung Mỹ sang châu Á.
Nhập khẩu từ các nước châu Á bị sụt giảm ở cùng thời điểm, phản ánh thế mạnh của Trung Quốc trên phân đoạn thị trường hàng may mặc dệt thoi nhờ sản lượng sợi sẵn có và năng suất tăng.
Thậm chí, nhập khẩu từ Việt Nam bị giảm 9%, lần đầu tiên bị sụt giảm trong nhiều năm, và điều này tương phản trông thấy với tỉ lệ gia tăng 35% và 25% trong hai tháng đầu năm 2008.
Nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi từ Indonesia và Ấn Độ cũng giảm với việc giảm theo thứ tự là 11% và 15%, trong khi đó, nhập khẩu từ Sri Lanka tăng đáng ngạc nhiên 10,5%.
Lượng hàng nhập khẩu từ một loạt các nước trong khối Hiệp định Thương mại Tự do cũng bị sụt giảm.
Nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỹ giảm 34% trong tháng 11.
Bangladesh vẫn giữ vị trí quán quân trên phân đoạn thị trường hàng may mặc dệt thoi với việc tăng 11% trong tháng 11, lập kỷ lục về nước xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Mỹ trong số các nước xuất khẩu chính trong thời kỳ tháng 01 – tháng 11 (tăng 10%).
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
Theo đánh giá của hãng tin AFP, ngành dệt may của Việt Nam có nhiều điểm đáng để Bangladesh học tập, nhất là sau vụ sập nhà máy may khiến hàng trăm người thiệt mạng ở nước này mới đây.
Hiện một số công ty may mặc đã có đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản cho năm 2013, hứa hẹn xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm tới.
Thành phố Jinjang thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc – nơi sản xuất giày dép chủ lực của Trung Quốc – đã xuất khẩu 475 triệu đôi giày trong năm 2008, giảm 0,48% so với năm 2007, song lại tăng 10,75% về giá trị, đạt 1,731 tỷ USD.
- Theo số liệu thống kê, trong tháng 11/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Canađa đạt 12,6 triệu USD, tăng 13% so với tháng 10 và tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 11 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 155,4 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ. Canađa trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 6 của nước ta sau thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, ASEAN.
Từ lâu nay, Nam Ðịnh tự hào là một trong những trung tâm công nghiệp dệt may lớn. Trong những năm qua, công nghiệp dệt may đã có sự chuyển dịch nhanh về địa bàn nông thôn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng đầu tài khoá 2008/09 (tháng 4-tháng 10/08), tăng trưởng xuất khẩu da giày của Ấn Độ chỉ đạt 13,8%, giảm so với mức tăng 18,2% cùng kỳ tài khoá trước.
Ba thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam là Mỹ (chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu của ngành), châu Âu (18%), Nhật Bản (12%) đều rơi vào tình trạng có hiện tượng suy giảm mạnh.
Công ty Cổ phần May Khánh Hòa đã xuất lô hàng đầu tiên gồm các sản phẩm may mặc sang thị trường Hoa Kỳ và Đan Mạch, trị giá 250.000 USD vào ngày 6/1. Đây là lô hàng đã ký hợp đồng từ cuối năm 2008.
Hội nghị thường niên của Liên đoàn ngành dệt may Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (AFTEX) kết thúc cuối tuần qua tại thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) đã đề xuất một loạt giải pháp ngắn hạn và lâu dài để đối phó ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay đối với ngành may mặc ASEAN, trong đó có việc tăng cường nhập khẩu nguyên liệu và phụ kiện nội khối, thay vì phụ thuộc quá nhiều nguồn cung từ Trung Quốc như hiện nay.
Xuất khẩu của ngành da Bănglađét dự đoán sẽ giảm gần 25% trong tài khoá 2008/09 so với tài khoá trước do nhu cầu trên thị trường thế giới giảm.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.