Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May VN

Phát triển Tập đoàn Dệt May Việt Nam thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; làm nòng cốt để ngành dệt may Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Năm 2011, VINATEX định hướng  đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất Veston cao cấp. Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX).

Theo đó, ngành nghề kinh doanh chính của VINATEX là sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đầu tư sản phẩm dệt may thời trang, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang;...

Vốn điều lệ của VINATEX là 3.400 tỷ đồng.

Nhà nước là chủ sở hữu của VINATEX. Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với VINATEX.

Quyết định nêu rõ, Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà nước tại VINATEX. Các thành viên Hội đồng thành viên cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng thành viên gây thiệt hại cho VINATEX và chủ sở hữu, trừ thành viên biểu quyết không tán thành.

Hội đồng thành viên VINATEX có từ 5-9 thành viên. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 5 năm. Thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại.

Cũng theo quyết định này, Tập đoàn Dệt May Việt Nam có 7 đơn vị sự nghiệp như Viện Dệt May; Viện Mẫu thời trang Việt Nam; Trường Cao đẳng Công nghiệp Dệt May và Thời trang Hà Nội;...và một số công ty con.

Năm 2010, ngành  Dệt  May  Việt Nam  đạt kim ngạch XK đạt gần 11,2 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2009.

Trong thành tích chung của ngành dệt may, Tập đoàn Dệt May Việt Nam  giữ vai trò là đơn vị hạt nhân nòng cốt, trong năm 2010 đã đạt sự tăng trưởng vượt bậc: Doanh thu toàn Tập đoàn tăng 26%, kim ngạch xuất khẩu tăng 22%, lợi nhuận tăng 36%, tỷ lệ nội địa hóa đạt 49%.Thu nhập bình quân  người lao động  tăng trên 15%.

Năm 2010 cũng đánh dấu thành công của chiến lược phát triển thương hiệu. Một số thương hiệu như Manhattan, San Sciaro (Việt Tiến), Mattana, Novelty (May Nhà Bè), Pharaon, Cleopatre (May 10), Molis (Phong Phú)… đã khẳng định được vị thế, khả năng cạnh tranh với các nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài. 

Năm 2011, Tập đoàn Dệt May Việt Nam định hướng đầu tư phát triển sản xuất chuỗi các nhà máy kéo sợi cao cấp và xây dựng nhà máy sản xuất Veston cao cấp.

(Theo Hoàng Diên // Tin Chính phủ)

  • Thời trang Ý hỗ trợ dệt may, da giày, đồ gỗ Việt
  • Cơ hội mở cho ngành dệt may Việt Nam
  • Thiếu điện, dệt may lo trễ đơn hàng
  • Ngành dệt may: Tái cấu trúc - điều kiện cần để phát triển bền vững
  • Doanh nghiệp dệt may: thách thức giữ nhân lực
  • Cách đột phá nào để trở thành mũi nhọn kinh tế?
  • Tháng đầu năm 2011: Dệt may xuất khẩu gần 1 tỉ USD
  • Dệt may Việt Nam: Trên đường giã biệt gia công
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container