Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành dệt may: Tái cấu trúc - điều kiện cần để phát triển bền vững

Luôn nằm trong top 3 nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước, ngành dệt may đã có những bước tiến dài trong quá trình khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân và thị trường dệt may thế giới.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Vinatex: “Để ngành dệt may Việt Nam theo kịp tiến trình phát triển chung của ngành dệt may thế giới, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững thì việc tái cấu trúc ngành dệt may là vô cùng cần thiết”.

Việt Nam hiện là đối thủ cạnh tranh đáng nể của các nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, ngành dệt may Việt Nam đang thiên về xuất khẩu hàng gia công và mối liên kết giữa các khâu phục vụ sản xuất còn chưa được chú trọng‎ đúng mức. Trong khi đó, diện mạo ngành dệt may thế giới hiện nay đang có sự chuyển biến mạnh mẽ, sự sáp nhập các DN, liên kết thành chuỗi cung ứng cho sản xuất, phân phối diễn ra ngày càng mạnh.Thêm vào đó, những dòng sản phẩm dệt may thân thiện với môi trường ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng…

Như vậy, ngành dệt may Việt Nam hiện chưa bắt nhịp được với xu hướng phát triển chung của ngành dệt may thế giới. Để thay đổi được điều này, thì việc tái cấu trúc lại ngành là rất cần thiết và nhiệm vụ đầu tiên là làm sao hình thành nên được những chuỗi cung ứng. Việc hình thành nên chuỗi cung ứng này chính là sự mua bán, kết hợp các DN tại các bước khác nhau trong chuỗi giá trị dệt may thành một công ty, nhóm công ty. Đó chính là sự đan xen giữa các khâu từ cung cấp nguyên liệu, sản xuất, cho đến phân phối. Sự kết hợp này sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí, chủ động trong sản xuất và rút ngắn tối đa khoảng cách tới người tiêu dùng.

Cùng với sự lan tỏa ngày một mạnh mẽ tâm lý‎ tin dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường, thì việc tái cấu trúc lại ngành dệt may theo hướng sản xuất những sản phẩm sinh thái, sản phẩm kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là điều tất yếu. Thực tế, ngay ở thời điểm hiện tại nhiều nước nhập khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam đã xây dựng những tiêu chí về môi trường, tiêu chí về đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng... rất chặt chẽ. Đây không chỉ là vấn đề đảm bảo môi trường, đảm bảo cho quyền lợi của người tiêu dùng mà đây cũng chính là những rào cản thương mại khó vượt của các nước nhập khẩu.

Tái cấu trúc phát triển ngành theo chiều sâu: đầu tư cho khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ sản xuất thông qua đó giảm số lượng công nhân, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động… cũng là mục tiêu lớn để ngành dệt may Việt Nam hướng tới phát triển bền vững. Một điều đáng mừng là trong những năm gần đây một số DN trong ngành như: Tổng công ty CP dệt may Hòa Thọ, May Việt Tiến… đã rất chủ động trong việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật, đặc biệt sử dụng phương pháp Lean (lean manufacturing), đây là phương pháp sản xuất tinh gọn, giúp DN rút ngắn thời gian gia công sản phẩm, tiết kiệm năng lượng.

Về phía DN, theo ông Lê Tiến Trường, việc tái cấu trúc theo hướng đẩy mạnh thương mại điện tử là rất cần thiết. DN nên có định hướng cùng nhau phối hợp xây dựng một sàn giao dịch sản phẩm dệt may điện tử. Khi có một hệ thống hàng hóa được mã hóa, số hóa DN sẽ rất thuận lợi trong việc quản lý, phân phối. Và bán hàng qua mạng Internet thực sự là hình thức phân phối tiết kiệm nhất tới khách hàng, giảm chi phí trung gian và đáp ứng cả về tốc độ, thị hiếu của người tiêu dùng trẻ.

Tái cấu trúc lại ngành dệt may không phải là điều dễ dàng, nhưng với những thành quả mà ngành đạt được trong những năm qua thì đây không phải là những khó khăn không thể vượt qua. Hơn nữa, để ngành dệt may Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì việc tái cấu trúc lại ngành là rất cần thiết./.

(ven)

  • Doanh nghiệp dệt may: thách thức giữ nhân lực
  • Cách đột phá nào để trở thành mũi nhọn kinh tế?
  • Tháng đầu năm 2011: Dệt may xuất khẩu gần 1 tỉ USD
  • Dệt may Việt Nam: Trên đường giã biệt gia công
  • Phó chủ tịch Lefaso Diệp Thành Kiệt: Nghĩ từ chiến lược phát triển ngành da giày
  • DN dệt may có đủ đơn hàng đến giữa năm 2011
  • Thuế giày Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ hết hạn cuối tháng 3/2011
  • Nhiều đơn hàng dệt may: Mừng mà vẫn lo!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container