Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường hàng may mặc Canada ( 1): I. Giới thiệu chung

Mức tiêu dùng bán lẻ hàng may mặc của Canada vào khoảng trên 20 tỷ đô la Canada (Cad)/ năm, trong đó trên một nửa là quần áo phụ nữ, tiếp đến là quần áo nam giới, số còn lại là quần áo trẻ em và quần áo chuyên dụng khác. Toàn Canada có trên 2.000 nhà sản xuất hàng may mặc. Phần lớn các công ty này do người Canada sở hữu, những công ty có yếu tố nước ngoài chủ yếu là các công ty đa quốc gia của Mỹ. Họ là những công ty lớn và chủ yếu tập trung vào sản xuất quy mô lớn những mặt hàng như: quần jeans, đồ lót. Hàng may mặc được sản xuất trên tất cả các tỉnh bang của Canada, vùng Quebéc vẫn chiếm vị trí hàng đầu, kế đến là tỉnh Ontario và British Colombia. Gần đây các nhà sản xuất chuyển hướng đầu tư, kinh doanh về khu vực nông thôn và các khu dân cư nhỏ.

Canada Map - Bản đồ canada
Bản đồ canada ( sưu tầm trên internet)

 

Các công ty kinh doanh hàng may mặc Canada  rất nhạy bén trong lĩnh vực kinh doanh nhỏ nên họ thường đi chuyên sâu vào những thị trường ngách hay những mặt hàng may mặc đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Quần áo có chất lượng cao hoặc giá cao thường được sản xuất với loại sợi có chất lượng hàng đầu, thợ may lành nghề và hầu hết được làm tại Canada. Những sáng tạo mới như ‘công nghệ gói nhỏ’ đã được đưa vào áp dụng trong ngành dệt may, dùng nguyên liệu có thể điều tiết được nhiệt độ, hương liệu tẩm vào  quần áo hay những vật liệu có tác dụng y tế  trị liệu cũng được gắn kết vào sợi. Đây được coi là định hướng để có thể duy trì vị trí cạnh tranh hàng đầu thế giới. Ngành công nghiệp dệt may Canada đã từng chi  khoảng 123 triệu Đô-la Canada cho mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại và xây dựng nhà xưởng, trong đó 67% chi phí đầu tư là của các công ty cắt may.


 Ngành công nghiệp thời trang Canada phụ thuộc nhiều vào sợi nhập khẩu (mặt hàng phải chịu thuế, mức thuế có thể dao động từ 9% đối với sợi len, tới 16%  đối với sợi dệt). Thuế này cộng với chi phí lao động tương đối cao ở Canada làm cho giá thành hàng may nội địa cao hơn nhiều so với hàng nhập khẩu. Hàng may mặc nhập khẩu với giá thấp đã thâm nhập được vào mảng thị phần hàng giá thấp đến trung bình ở Canada. Sự thay đổi nhân khẩu học của Canada có vai trò rất quan trọng đến ngành thương mại may mặc. Dân số ngày càng già đi, thu nhập có thể làm nhu cầu tiêu dùng tăng lên đã có tác động tích cực đến ngành may mặc. Nhu cầu tăng liên tục đối với mặt hàng may mặc có chất lượng cao, chứa đựng đặc tính thoải mái và có tính năng đặc biệt. Tuổi trẻ ngày nay cũng rất đáng chú ý vì họ có thị hiếu đa dạng, chiếm phần lớn doanh số bán ra của hàng may mặc.


Giữa các vùng của Canada có sự khác nhau về thị hiếu tiêu dùng. Vùng nói tiếng Pháp - Quebéc chịu ảnh hưởng mạnh của mốt từ Châu Âu và phong cách mới. Rất nhiều mốt mới thường lan tỏa sang các vùng khác, sau khi được du nhập vào Quebéc. Người tiêu dùng ở vùng Ontario và các tỉnh khác thì bảo thủ hơn và thích dòng mốt cơ bản. Địa phương có doanh thu hàng may mặc nhiều nhất là tỉnh Ontario, sau đó là Quebéc, Alberta, SaskatchewanMainitoba, British Colombia và các tỉnh vùng tây đại dương.


Màu đen vẫn duy trì là màu chủ đạo của người Canada, màu tối/sẫm được dùng trong suốt mùa giá lạnh, màu tươi được ưa chuộng vào những tháng mùa xuân (từ tháng 4 đến tháng 6) và những màu sáng vui mắt thường được dùng trong mùa hè. Người Canada thường giữ quần áo trong một vài mùa (tức vài năm) và thích loại có chất lượng tốt với mức giá chấp nhận được. Họ thích quần áo có thể giặt được, không co, ít phai màu, ít phải là. Hầu hết người Canada có nhiều quần áo cho mỗi mùa, vì thường phải di chuyển nhiều trong công việc nên quần áo luôn được thiết kế phù hợp, thoải mái. Để tránh tia tử ngoại độc hại vào mùa hè, quần áo đòi hỏi chất liệu mát và nhẹ. Mùa rét, phải mặc nhiều lớp quần áo (thí dụ: áo sơ mi đi với áo len và/hoặc áo vét, cho phép người mặc di chuyển thoải mái từ nơi lạnh đến nơi ấm. Quần áo phụ nữ được bán từ cỡ nhỏ, tiêu chuẩn, và tăng đến cỡ lớn và ngoại cỡ).


Canada là nước nhập siêu hàng may mặc, chủ yếu từ các nước: Mỹ, Trung Quốc, Mê-hi-cô, Ấn Độ, Italy, Banladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ. Dân Canada luôn có nhu cầu về quần áo làm từ sợi tự nhiên, ở mức giá cạnh tranh. Những mặt hàng luôn có nhu cầu cao là:

 

( Nguồn: Thị trường nước ngoài - Bộ Công thương)

Bài thuộc chuyên đề: Thông tin thị trường hàng may mặc Canada

  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 2): II. Tập quán thương mại
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 3): II. Tập quán thương mại
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 4): III. Kênh phân phối
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 5): IV. Qui định nhập khẩu
  • Thị trường hàng may mặc Canada ( 6): V. Một số lưu ý cho nhà nhập khẩu
  • Thị trường Pháp: gia tăng số lượng giầy dép và sản phẩm dệt may giả hàng hiệu
  • Xuất khẩu hàng dệt của Indonexia đương đầu với sự cạnh tranh mạnh
  • Thị hiếu tiêu dùng giày dép ở Canada
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container