Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sợi nguyên liệu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 đạt 236,7 ngàn tấn, trị giá 351,8 triệu USD, tăng 15% về lượng và giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong đó:
Nhập khẩu sợi từ Đài Loan 6 tháng đầu năm 2009 dạt 107,3 ngàn tấn, trị giá 134,9 triệu USD, tăng 21,7% về lượng và giảm 12,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
Nhập khẩu sợi từ Thái Lan đạt 22,5 ngàn tấn, trị giá 49 triệu USD, giảm 22,3% về lượng và 24,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, nhập khẩu sợi từ Hàn Quốc 6 tháng đầu năm đạt 21 ngàn tấn, trị giá 47,3 triệu USD, tăng 51,3% về lượng và 30,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
Ngoài ra, lượng nhập khẩu sợi 6 tháng từ một số thị trường khác sụt giảm so với cùng kỳ như: Indonêsia giảm 15,7%; từ Hồng Kông giảm 64,7%...
Đơn giá:
Giá sợi trung bình nhập khẩu từ các thị trường chính 6 tháng đầu năm 2009 giảm mạnh, giảm 23% so với cùng kỳ 2008, dao động từ 1.289-2.416 USD/tấn.
Thị trường nhập khẩu sợi của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009
Thị trường
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Đài Loan
107.350
134.949.837
Trung Quốc
22.527
49.018.920
Hàn Quốc
21.050
47.346.523
Thái Lan
39.287
45.535.304
Indonêsia
12.286
20.448.200
Malaysia
17.703
19.476.884
Ấn Độ
4.868
10.454.853
Nhật Bản
4.479
7.751.655
Hồng Kông
1.592
5.831.379
Nam Phi
316
1.616.303
Giá một số chủng loại sợi trung tuần tháng 7 năm 2009 như sau:
Giá sợi filament nylon 420D-48F-700 mã (54025100) nhập khẩu từ Thái Lan tăng 7,1% so với tháng trước nhưng so với cùng kỳ năm ngoái giảm 26%, đạt 2,26 USD/kg.
Giá sợi polyester PDTY 75D/36F Set A Grade, sợi dún chưa se mã (54023300) nhập khẩu từ Malaysia nhích nhẹ 2,8% so với tháng trước, tuy nhiên nếu so với cùng kỳ vẫn giảm 9,3%, đạt 1,47 USD/kg.
Giá sợi đơn filament, không xoắn tổng hợp 100% polyester 135D/108F mã (54024700) nhập khẩu từ Indonêsia tăng nhẹ 2,7% so với tháng trước nhưng lại giảm 12,4% so với cùng kỳ, đạt 1,9 USD/kg.
Giá sợi không dún filament tổng hợp 100% polyester chưa se (FDY 150D/48F Semidull B+C Grade) nhập khẩu từ Đài Loan khá ổn định đạt 1,07 USD/kg.
Giá sợi 100% Viscose (Spun Rayon) mã (54024900) nhập khẩu từ Hồng Kông không có biến động so với tháng trước nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái lại giảm 53%, đạt 1,8 USD/kg.
Giá sợi 100% spandex 40D nhập khẩu từ Trung Quốc không có thay đổi so với tháng trước nhưng lại giảm 32% so với cùng kỳ, đạt 1,02 USD/kg.
Hiện nay, giá một số nguyên liệu thô như PTA, MEG tại châu Á tiếp tục tăng, cùng với đó là nhu cầu từ các nước xuất khẩu dệt may tăng, dự báo giá sợi nhân tạo nhập khẩu trong thời gian tới sẽ tăng nhẹ.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
Theo đánh giá của hãng tin AFP, ngành dệt may của Việt Nam có nhiều điểm đáng để Bangladesh học tập, nhất là sau vụ sập nhà máy may khiến hàng trăm người thiệt mạng ở nước này mới đây.
Hiện một số công ty may mặc đã có đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản cho năm 2013, hứa hẹn xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm tới.
Đức là thị trường lớn nhất trong EU, trên cả Italia và Pháp, về lượng tiêu thụ hành lý và phụ kiện bằng da. Trung bình mỗi năm, người Đức tiêu thụ khoảng 2 tỷ EUR hành lý và phụ kiện bằng da các loại, chiếm gần 20% tổng mức tiêu thụ của toàn EU.
Là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và nhập khẩu dệt may hàng đầu, Nhật Bản có sức ảnh hưởng lớn đến nhu cầu hàng hoá và dịch vụ của thế giới. Cụ thể hơn, Nhật như là một nhà tiêu thụ quần áo chủ chốt và tầm ảnh hưởng của xu hướng thời trang tại quốc gia này không thể phủ nhận. Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ về chi tiêu cho quần áo và nhu cầu về bông.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu mặt hàng áo khoác của Việt Nam 6 tháng đầu năm đạt 17,8 triệu cái, trị giá 184 triệu USD, tăng 23,8% về lượng và 33% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
Giá cả trên thị trường sợi bông không tăng trong tháng 6. Giá sợi Polyeste dao động trái chiều và có xu hướng ổn định. Giá sợi Rayon tiếp tục giảm. Nhu cầu từ các nhà sản xuất hạ nguồn giảm dần. Các nhà kéo sợi và dệt thoi đang phải đối mặt với tình trạng vốn đầu tư thu hẹp, trở thành những người mua cẩn trọng do bản thân cũng thiếu đơn hàng.
Tại Khu công nghiệp Việt Hương 2, Bình Dương, Công ty TNHH thuộc da Sài Gòn Tan Tec (vốn đầu tư của Đức) vừa đầu tư khoảng 8,7 triệu USD xây dựng nhà máy thuộc da sinh thái.
Theo Bộ Công thương, với sự lạc quan hơn về triển vọng xuất khẩu hàng dệt may, các nhà nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam đã mạnh dạn đặt hàng cho 2 quý cuối năm.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu mặt hàng quần jean của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 đạt 3,67 triệu cái, trị giá 25,8 triệu USD, tăng 170,7% về lượng và 159,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
Ngành giày dép Indonexia hy vọng sẽ tăng thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế nhờ nhu cầu tăng ở thị trường châu Âu và nhập khẩu giày dép từ Trung Quốc vào Indonexia giảm.