Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thời trang Italy gặp hạn vì khủng hoảng kinh tế

Nhiều cửa hàng tại đại lộ Montenaplone, trung tâm mua sắm của Milan, đang áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mại để đối phó với khủng hoảng. Ngay cả thương hiệu nổi tiếng đắt đỏ Prada cũng đại hạ giá tới 40%.

Thời gian gần đây, số người giàu ở Italy tăng lên nhanh chóng, cùng với đó là nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngành công nghiệp làm đẹp Italy. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính ngày một lan rộng đã thay đổi tất cả.

Đại diện một thương hiệu thời trang tại Italy đã thốt lên: "Đúng là một thảm họa, các khách hàng Nga đã đột ngột ngưng tất cả đơn đặt hàng. Thông thường khách hàng trả một phần tiền mặt trước để các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm. Giờ thì tất cả đã bị trì hoãn".

Kinh doanh èo uột khiến nhiều công ty bị đặt vào thế nguy hiểm. Trong đó, nhà sản xuất đồ dệt kim hàng đầu Lineapiu là một trong những nạn nhân lớn của khủng hoảng. Hãng đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào đầu tháng 12. Doanh số toàn ngành giảm mạnh trong ba quý của năm 2008, Hiệp hội Thời trang và May mặc Italy cùng Liên hiệp người sử dụng Lao động đã cầu cứu sự hỗ trợ của chính phủ.

Chưa rõ Chính phủ Italy sẽ làm gì để cải thiện tình hình. Nhưng "cái khó ló cái khôn", để tự xoay sở, các nhà sản xuất đã sử dụng chiến lược kinh doanh như bán hàng tại sân bay, hạ giá, hoặc khai thác các sản phẩm giá rẻ.

Thương hiệu đồ da Furla, với hệ thống 300 cửa hàng trên toàn thế giới và doanh thu khoảng 150 triệu euro, cũng không thể miễn dịch trước khủng hoảng tài chính. Ông Paulo Fontanelli, Giám đốc Điều hành của Furla, cho biết Furla cũng như một số thương hiệu hàng xa xỉ hàng đầu buộc phải đưa giá xuống thấp để mở rộng đối tượng khách hàng và nâng doanh số.

Các kế hoạch kinh doanh được đưa ra vào năm 2007 nay cũng phải xem xét lại. Fonanelli giải thích: "Chúng tôi không đóng băng các khoản đầu tư mà chỉ sắp xếp thời gian thực hiện. Việc mở cửa hàng mới cũng được chúng tôi chọn lọc hơn". Với thái độ lạc quan, vị giám đốc này cho biết thêm chính sách trên không khiến hãng bỏ lỡ các cơ hội làm ăn, thậm chí nhờ có khủng hoảng Furla có thể tìm thấy hướng đi mới tại những mặt hàng bình dân.

Hình thức kinh doanh "travel trade", trong đó các công ty chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua các công ty du lịch hoặc đặt cửa hàng tại sân bay, các tụ điểm nhiều khách du lịch cũng là một giải pháp không tồi.

Tổng giám đốc Công ty Giày Salvatore Ferragamo, bà Michele Norsa, nói tại Hội nghị Thời trang Toàn cầu, tổ chức tại Milano: "Chúng ta không thể cứ ngồi chờ khách hàng tự đến các cửa hàng của mình nữa" mà phải chủ động đi theo khách hàng.

Bà Enrica Cornellini tại Đại học Thời trang Bocconi nhận định, khách hàng tại châu Âu ngày càng tằn tiện và chọn lọc hơn trong mua sắm. Không chỉ quan tâm đến giá cả, người tiêu dùng cũng rất dị ứng với các nhà sản xuất gây ô nhiễm hoặc lạm dụng lao động trẻ em. Thế nên chú trọng đến khía cạnh môi trường và đạo đức của sản phẩm là rất quan trọng.

(Theo VnExpress)

  • Indonesia: Lợi nhuận của ngành giày dép sẽ bằng 0 trong quý II/09
  • Giá một số nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu tiếp tục xu hướng giảm
  • Thời trang Việt Nam: Thiếu một định hướng chiến lược
  • Ngành da Ấn Độ trước sức nóng của cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu
  • Ngành dệt may Ấn Độ muốn chính phủ trợ cấp vài tháng
  • Ngành giày da lo lắng
  • Thời trang Pháp vẫn là số 1
  • Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ước đạt 9,1 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container