Dự án nâng cấp hệ thống các cầu và hệ thống tỉnh lộ sẽ tập trung cải tạo, xây dựng mới 59 cầu và hệ thống đường dẫn trên các tuyến đường tỉnh, quốc lộ tại 23 tỉnh, thành phố - Ảnh: NHN.
Trong tháng 3/2009, dự án nâng cấp hệ thống các cầu và hệ thống tỉnh lộ, (còn có tên khác là dự án tín dụng ngành giao thông - vận tải), có giá trị khoản vay khoảng 18 tỷ Yên - tương đương 3.510 tỷ đồng - sẽ được triển khai.
Đây là dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Theo lộ trình, dự án này sẽ tập trung cải tạo, xây dựng mới 59 cầu và hệ thống đường dẫn trên các tuyến đường tỉnh, quốc lộ tại 23 tỉnh, thành phố. Đây là các cầu cũ, đã xuống cấp nghiêm trọng nằm trong nhóm 140 cầu yếu cần thay thế gấp mà ngành giao thông vận tải chưa bố trí được kinh phí khắc phục.
JICA đặc biệt quan tâm tới giao thông
Thời gian trước đây, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, chính ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã khẳng định rằng: chắc chắn giao thông vận tải vẫn là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chính sách hợp tác ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam.
Và điều đó đã thể hiện qua hàng loạt các công trình, dự án đã và đang sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản. Qua đó, góp phần không nhỏ vào tăng cường lưu thông và vận chuyển hàng hóa như Quốc lộ 5, 10, 18, cầu Bính, cầu Thanh Trì, cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân, cảng Đà Nẵng, hầm Hải Vân, nhà ga Tân Sơn Nhất, đại lộ Đông Tây, hầm qua sông Sài Gòn, cảng Cái Mép - Thị Vải...
Mới đây, theo thông tin của Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải, thì tiếp sau dự án trên, một số dự án giao thông có quy mô lớn sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục được ký hiệp định vay vốn bổ sung vào tháng 8/2009.
Trong số này, đáng lưu ý là dự án nâng cấp quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên sẽ được bổ sung thêm khoảng 2.300 tỷ đồng, nâng tổng mức đầu tư lên 8.104 tỷ đồng.
Theo dự kiến, 63 km đầu tiên của tuyến đường này sẽ được khởi công ngay trong quý 3/2009. Đây cũng là một trong những dự án hạ tầng có quy mô vốn lớn nhất do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
Cùng dự kiến khởi công trong nửa đầu năm 2009, dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn đầu cầu có tổng mức đầu tư khoảng 7.530 tỷ đồng và dự án xây dựng đường vành đai 3, giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng đang được kỳ vọng sẽ tạo nên một diện mạo mới cho giao thông vận tải Hà Nội.
Trong khi đó, dự án xây dựng đường cao tốc từ Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây có chiều dài 55 km do Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc làm chủ đầu tư sẽ khởi công vào quý 2/2009 sẽ là minh chứng cụ thể hóa cam kết của Chính phủ Nhật Bản về việc hỗ trợ Việt Nam xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam.
Tại dự án này, vốn hỗ trợ của Nhật Bản chiếm khoảng 40% trong số hơn 1,2 tỷ USD chi phí xây dựng.
Hiện nay, JICA đang cân nhắc phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ vốn cho Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có tổng mức đầu tư 2,4 tỷ USD.
Về số tiền 3.510 tỷ đồng cho dự án nâng cấp hệ thống các cầu và hệ thống tỉnh lộ, ông Nguyễn Tân Khoa, Phó tổng giám đốc Ban Quản lý dự án 6, đại diện chủ đầu tư cam kết: nếu không có gì thay đổi, quá trình thay thế 59 cầu yếu sẽ được khởi động ngay sau khi hiệp định tín dụng được ký kết giữa đại diện hai chính phủ.
Mặc dù có quy mô không lớn, nhưng những cầu đã được hoàn thành trong giai đoạn 1 góp phần đồng bộ hóa tải trọng cầu đường, xóa đi những “nút cổ chai” gây ách tắc giao thông, điểm “đen” tai nạn trên nhiều tuyến đường huyết mạch, trong đó có cả Quốc lộ 1A...
Sẽ thêm nhiều đường mới từ nguồn vốn ODA Nhật
Vừa qua, Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone đã tuyên bố Nhật sẽ nối lại hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, với nguồn vốn ban đầu 900 triệu USD dành cho 4 dự án cơ sở hạ tầng.
Cụ thể là hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, dự án thoát nước và cải tạo môi trường thành phố Hải Phòng và dự án nâng cấp hệ thống các cầu và tuyến tỉnh lộ. Dự kiến vào ngày 31/3 tới, hai bên sẽ ký công hàm ngoại giao về 4 dự án trên.
Hiện Nhật Bản vẫn là một trong những nhà tài trợ nước ngoài lớn nhất cho Việt Nam, trong đó số vốn nước này cam kết cho năm 2008 tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn cho Việt Nam năm cuối năm 2007 là 1,11 tỷ USD, chỉ sau Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Theo JICA, Việt Nam là một trong ba điểm rót vốn ODA quan trọng nhất của Nhật, chỉ sau Ấn Độ và Indonesia.
Ông Hà Khắc Hảo, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết: hiện nay, Bộ đang tiến hành quản lý quá trình đầu tư xây dựng 20 dự án hạ tầng có sự tài trợ vốn của Chính phủ Nhật Bản. Nếu tính cả các dự án đã hoàn thành thì kể từ năm 1994 đến nay, đã có tới 99 dự án ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải được ký kết với tổng mức đầu tư 11,8 tỷ USD.
Trong số này, các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản chiếm khoảng 55%. Nhiều công trình sử dụng vốn ODA Nhật Bản khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả cao như Quốc lộ 5, cầu Bãi Cháy, cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, các cầu lớn trên Quốc lộ 1A...
Ngày 17-9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã họp tại TP.HCM với một số tỉnh thành phía Nam về phương án phát triển đường sắt Bắc - Nam.
Tình trạng đầu tư dàn trải và phân bố nguồn vốn chưa hợp lý khiến ngành nông nghiệp Việt Nam mãi vẫn chưa sản xuất được những sản phẩm có giá trị cao, qua đó cải thiện thu nhập và đời sống của nông dân...
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa và vựa thực phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong cả nước và còn để xuất khẩu. Ngược lại, ĐBSCL cần các mặt hàng công nghiệp như phân bón, vật liệu xây dựng, nhiên liệu và các loại hàng công nghiệp tiêu dùng được sản xuất trong hay ngoài nước.
Sân bay quốc tế Cát Bi tại thành phố cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, mở rộng theo mô hình BT (xây dựng - chuyển giao), theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2009.
Theo Sở GTVT TPHCM, mặc dù quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM, trong đó có mạng lưới giao thông đường sắt đô thị đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng trong quá trình triển khai xuất hiện một số vấn đề bất cập.
Đường cao tốc này dài 130 km, rộng hơn 25 m, trong đó có gần 140 cây cầu lớn nhỏ, được Tập đoàn Nippon Koei (Nhật Bản) thiết kế có mức đầu tư gần hơn 2,4 tỷ USD
Tôi được đào tạo về đô thị học ở Philippines và xã hội học đô thị ở Liên Xô, tuy có dính dáng đến đến phát triển đô thị nhưng chắc chắn không phải là KTS. Thỉnh thoảng có viết lách tý chút, lên diễn đàn nói ba câu dăm điều về đô thị, hay giao du với dân kiến trúc đâm ra nhiều người nhầm là KTS.
Khái niệm phòng lãnh đạo, hay nôm na là “phòng sếp”, được nói đến chính là khu vực riêng biệt của các cấp quản trị mà tùy theo chính sách của từng công ty, được trang bị cho từ cấp trưởng phòng trở lên hoặc chỉ dành riêng cho Giám đốc và Tổng Giám đốc.
Trung tuần tháng 11/2008, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo về sử dụng vật liệu kính trong xây dựng. Trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện nhiều bài viết đưa tin nội dung hội thảo. Rất nhiều cụm từ xuất hiện như “kiến trúc xanh”, “thân thiện môi trường”,
Ngày 13/2/2009, Bộ Xây dựng tổ chức cuộc họp về thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sau khi nghe báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp; dự thảo Quy chế quản lý người đại diện phần vốn của Tổng công ty, công ty tại các doanh nghiệp khác, Bộ trưởng đã chỉ đạo các đơn vị triển khai các nhiệm vụ sau:
Ngày 18/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường trực Chính phủ đã họp bàn các giải pháp triển khai hỗ trợ các dự án kích cầu đầu tư, xuất khẩu, duy trì sản xuất và chính sách hỗ trợ công nhân mất việc làm. Tham dự buổi làm việc có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân cùng lãnh đạo các bộ, ngành chức năng.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.