Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư xây dựng: Bao giờ hết khó ?

Năm 2008 UDIC cũng như nhiều Tcty xây dựng khác gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng đột biến, thị trường BĐS biến động không theo quy luật... Năm 2009 tuy giá nguyên vật liệu đã giảm đáng kể, song do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới nên song song việc tiếp tục triển khai các dự án cũ, UDIC đang đẩy nhanh triển khai các dự án mới.

Tuy nhiên vấn đề khó khăn về thời gian, tiến độ của dự án và cơ hội của các nhà đầu tư nói chung và UDIC nói riêng vẫn là bài toán chưa có lời giải. Ông Trần Minh Quý - Phó TGĐ UDIC cho biết: năm 2009 chủ trương của UDIC là tiếp tục triển khai các dự án đang thực hiện đầu tư như khu đô thị Trung Yên, Ciputra, khu đô thị mới Yên Hoà, Hạ Đình...

4 năm và 581 tỷ đồng

Theo ông Minh, hiện nay hầu hết các dự án phát triển đô thị dự án nào cũng gặp khó khăn lớn về giải phóng mặt bằng (GPMB). Điển hình như KĐT Nam Thăng Long Ciputra. Hiện DN đã trả tiền đền bù cho dân lên đến 260 ha nhưng diện tích thực tế để thi công được mới khoảng hơn 70 ha. Số còn lại dân đã nhận tiền rồi nhưng do chế độ chính sách về đền bù có thay đổi nên khi các đơn vị thi công bị dân ngăn cản không cho thi công, tiếp tục khiếu kiện. Đến tháng 2/2009, mới có kết luận cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khiếu kiện về vấn đề này. Hiện UBND TP Hà Nội đang triển khai các giải pháp để thực hiện kết luận của Thủ tướng.

Tính ra, lượng vốn mà DN bỏ ra để đền bù cho dân khoảng 581 tỷ đồng đọng từ tháng 12/2004 đến nay là 4 năm. Tính theo lãi ngân hàng, đặc biệt là lãi suất cao như năm 2008 thì thiệt hại về tài chính mà chủ đầu tư phải chịu là con số không nhỏ. Nếu DN năng lực về tài chính yếu bị đọng vốn như vậy chắc sẽ phá sản. Rõ ràng ảnh hưởng đối với đầu tư do gặp phải vướng mắc về GPMB là rất lớn.

UDIC sẽ triển khai một số dự án nhà ở bình dân là chung cư cao tầng khoảng 25 đến 27 tầng, mỗi căn hộ khoảng 60 - 80 m2 có giá 10 - 11 triệu đồng/m2, hướng tới những người có thu nhập trung bình.


Vẫn vướng vì thủ tục

Thứ nhất: thủ tục về phê duyệt quy hoạch tương đối phức tạp do thời gian kéo dài. Thứ hai: thủ tục về đất đai liên quan đến các quy định của pháp luật.

Ông Minh cho rằng, thủ tục về quy hoạch thực ra do nhiều nguyên nhân, do số lượng đồ án quy hoạch của TP trong những năm qua tăng rất nhiều, khối lượng về quy hoạch dồn đến sở quy hoạch kiến trúc tương đối lớn mà số lượng cán bộ thì hạn chế nên các hồ sơ về quy hoạch phải xếp hàng, thường thì sở ưu tiên những dự án trọng điểm, còn những dự án kinh doanh thì xếp hàng sau. Mỗi cán bộ phải giải quyết nhiều hồ sơ vì vậy DN phải chờ đợi. Bên cạnh đó, trong quá trình duyệt quy hoạch những ý kiến chuyên môn của sở quy hoạch kiến trúc với chủ đầu tư, với các đơn vị tư vấn chỉnh sửa theo các ý kiến chuyên môn của sở rồi lại một quy trình chờ đợi như thế sau quy trình chỉnh sửa lần một, lần hai sẽ mất nhiều thời gian. Chủ yếu cán bộ duyệt quy hoạch của sở thiếu vì vậy thủ tục thẩm định chậm.

Quy hoạch giai đoạn 3 của khu đô thị Nam Thăng Long của UDIC là một ví dụ điển hình. Trong quá trình triển khai làm quy hoạch của giai đoạn 3 có những biến động nhất định như nút giao thông của cầu Thăng Long lại phải điều chỉnh một lần, nút giao thông cầu Nhật Tân lại điều chỉnh lần hai, sau đấy lại có quyết định Sứ quán Mỹ 4 ha trong khu vực dự án lại điều chỉnh lần ba nên việc quy hoạch 1/500 của giai đoạn 3 khu đô thị Nam Thăng Long kéo dài hơn 3 năm.
 

 

(Theo Nguyễn Minh - Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc 21,4 tỉ USD
  • Tại sao đường sắt Trung Quốc là bẫy chiến lược với ASEAN?
  • Dàn trải và chưa hợp lý
  • Cần quy hoạch cụ thể cho giao thông vận tải ĐBSCL
  • Sân bay Cát Bi sẽ được mở rộng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container