Người tiêu dùng và thị trường Nhật đã biết khá nhiều về đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Do vậy, việc thâm nhập thị trường Nhật đến mức độ nào còn tùy thuộc vào năng lực của bản thân từng nhà sản xuất.
Thị trường Nhật phù hợp với đồ gỗ trong nhà và kích thước nhỏ Việt Nam chưa có mặt hàng nào được đánh giá là mặt hàng thế mạnh khi xuất khẩu đồ gỗ vào Nhật Bản, trong khi thị trường này lớn thứ 2 sau Mỹ.
Theo Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật người tiêu dùng và thị trường Nhật đã biết khá nhiều về đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Do vậy, việc thâm nhập thị trường Nhật đến mức độ nào còn tùy thuộc vào năng lực của bản thân từng nhà sản xuất.
Tham tán cho biết, tỷ trọng sản phẩm gỗ và thủ công mỹ nghệ (TCMN) của Việt Nam vào Nhật chiếm rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu khá lớn của quốc gia này, do vậy có thể nói chúng ta chưa có mặt hàng có thế mạnh, mà gọi là các mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu vào Nhật của ta hiện nay. Các sản phẩm chủ lực hiện nay khi xuất vào Nhật là đồ gỗ gia đình, văn phòng công sở, gỗ cung cấp cho các công trình xây dựng như cửa, ván sàn và hàng thủ công mỹ nghệ.
Tuy nhiên, xuất khẩu đổ gỗ vào Nhật khác với các thị trường khác, nhất là Mỹ hay liên minh châu Âu (EU), vốn là những thị trường quen thuộc của doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Chẳng hạn Mỹ hay EU thì nhu cầu về đồ gỗ ngoài trời rất lớn, trong khi ở Nhật thì đồ gỗ ngoài trời không được tiêu thụ nhiều do đặc điểm nhà cửa, vườn tược, khí hậu cũng như cách sống của người Nhật.
Đặc điểm khác nữa là kích cỡ. Đồ gỗ đi Mỹ hay EU thì kích cỡ lớn trong khi đi Nhật thì kích cỡ nhỏ do đặc thù thiết kế nhà cửa, văn phòng của người Nhật.
Hiện nay đồ gỗ và TCMN Việt Nam xuất khẩu vào Nhật đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái, Malaysia, thậm chí là Ý với nhóm hàng đồ gỗ sơn bọc da.
Các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi trong nước thì chú trọng nhiều vào thị trường Mỹ, EU vì bán được những đơn hàng lớn, dễ thiết kế mẫu mã chứ ít quan tâm thị trường Nhật. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì yếu về năng lực tiếp thị cũng như khả năng tiếp cận thị trường Nhật - một thị trường vốn khắt khe.
Trong 5 năm qua, Bộ Thương mại cũ, nay là Bộ Công Thương có chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, trong đó có ngành gỗ, bằng việc đưa nhiều đoàn doanh nghiệp gỗ Việt Nam đi dự các hội chợ lớn ở EU, Mỹ. Tuy nhiên, cho tới bây giờ, chưa hề có một đoàn doanh nghiệp gỗ nào của Việt Nam sang Nhật theo chương trình nói trên.
Trong khi đó ai cũng biết Nhật là thị trường xuất khẩu đồ gỗ và TCMN lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ; còn trước đây, khi thị trường Mỹ chưa bùng nổ với doanh nghiệp Việt Nam thì Nhật là thị trường lớn nhất.
(Thông tấn xã Việt Nam)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com