Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu gỗ dăm sang Trung Quốc: Lỗ nặng, chờ phá sản

Thảm cảnh của nhiều doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 
Một số doanh nghiệp xuất gỗ dăm sang Trung Quốc tại Cảng Cần Thơ đang hoạt động cầm chừng.
 
Hàng loạt công ty chuyên xuất gỗ dăm sang Trung Quốc ở khu vực ĐBSCL đang đứng trước tình cảnh lỗ nặng nề, phần lớn các công ty buộc phải giải thể, tạm ngừng hoạt động hoặc sản xuất cầm chừng.
 
Theo ghi nhận của chúng tôi tại lô số 2.13, Công ty Mekong Delta ở KCN Trà Nóc 2 (TP.Cần Thơ) đã đóng cửa ngừng hoạt động nào gần hai năm nay; hàng loạt dây chuyền chuyên băm gỗ, 4 cần cẩu và nhiều xe cơ giới, máy móc khác nằm im bất động và đang trong tình trạng xuống cấp.
 
Những “núi” gỗ dăm được nghiền từ tràm không tìm được đầu ra nên phơi nắng nhiều tháng nay hiện đang trong giai đoạn mục nát, ước đoán khoảng gần 1.500 tấn, trị giá tương đương trên 2 tỷ đồng.
 
Cách đó không xa, tại lô 2.10A, Công ty cổ phần Chế biến lâm sản xuất khẩu Hưng Phú, một trong những đơn vị thu mua, chế biến gỗ dăm xuất khẩu sang Trung Quốc sớm nhất tại Cần Thơ hiện cũng ngừng hoạt động. 4 dây chuyền nghiền tràm, bạch đàn đang trong giai đoạn gỉ sét, các đống gỗ dăm gần 2.000 tấn do xuất không được phải phơi mưa nắng nên đã xuống màu.
 
Ông Trần Thanh Tâm -một người chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, bốc xếp cho việc sản xuất, xuất khẩu gỗ dăm của nhiều công ty tại Cần Thơ nói mình phải bán tháo nhiều xe cơ giới, chịu lỗ nặng để rút khỏi nghề gỗ dăm này khoảng hai năm nay.
 
Ông Phan Thành Tiến – Giám đốc Cảng Cần Thơ cho biết: Hiện chỉ còn Doanh nghiệp Thúy Sơn đang xuất gỗ thông qua cảng, các doanh nghiệp đang rất khó khăn do thị trường và giá cả đầu ra bị xiết lại. Nhiều doanh nghiệp gặp khó nên nợ thuê kho bãi, bốc xếp chồng chất, phía cảng đang chia sẻ với doanh nghiệp bằng cách gia hạn những khoản nợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vực dậy.
 
“Để giải phóng kho bãi, xoay vòng vốn nên Thúy Sơn phải sử dụng tàu lớn (25.000 tấn) để giảm chi phí vận chuyển bù vào giá bán thấp” – ông Tiến cho biết thêm. Còn ông Võ Thanh Hùng – Trưởng ban Quản lý các Khu chế xuất – công nghiệp Cần Thơ lắc đầu nói: Hiện giờ chẳng còn công ty nào hoạt động, đóng cửa hết rồi. Các doanh nghiệp nợ nần tứ giăng từ ngân hàng, bốc xếp, bến bãi đến tiền thuê mặt bằng.
 
“Sắp tới chúng tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo TP.Cần Thơ làm việc với các tỉnh có thế mạnh xuất khẩu gỗ dăm để kiến nghị thành lập những tổ chức, hiệp hội cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp. Còn như hiện nay họ đang tự xoay xở không sớm thì muộn cũng sẽ thiệt thòi” – ông Hùng nói.
 
Theo Đức Khánh
Dân Việt

  • Khoác chiếc áo quá rộng cho ngành gỗ
  • Ngành gỗ - tiến thoái lưỡng nan
  • Tre: Sức hấp dẫn cho ngành kinh doanh mới
  • DN ngành gỗ ở Bình Dương: Chuyển giá và chảy máu nguyên liệu
  • Khó hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2011
  • Gỗ Việt chịu rủi ro cao
  • Ngành công nghiệp đồ gỗ TQ đối mặt với khủng hoảng
  • Nghịch lý ngành gỗ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container