Đánh giá nhưng biện pháp tháo gỡ khó khăn hiện nay của Chính phủ và các ban ngành liên quan trong việc tháo gỡ nút thắt khó khăn trong xuất khẩu năm 2012, ông Tôn Quyền – Chủ tịch hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng: Các giải pháp đưa ra đề thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc nỗ lực cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định phát triển.
Mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhìn chung đến nay ngành gỗ vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, không giống như nhiều ngành nghề khác, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ của Việt Nam hiện rất dồi dào về vốn và hầu hết các doanh nghiệp đều không có nhu cầu vay vốn từ các ngân hàng.
Tính đến hết tháng 8/2012 tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Quyền khẳng định, mục tiêu cả năm nay sẽ đạt con số 4,3 tỷ USD là hoàn toàn đạt được, vì trong 4 tháng cuối năm, trung bình mỗi tháng dự kiến sẽ đạt 400 triệu USD – một con số không quá áp lực với toàn ngành.
Theo thống kê, hiện nay ngành gỗ có khoảng 4.000 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và khoảng 30.000 hộ gia đình làm các công việc liên quan đến nghề gỗ.
Nhờ chính sách ưu đãi của Chính phủ nên việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm của ngành gỗ đều không bị đánh thuế (tức mức thuế suất chỉ là 0%).
Trung bình mỗi năm ngành gỗ của Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD gỗ nguyên liệu và xuất khẩu gấp 3 – 4 lần số nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu gỗ thô lại đang bị chịu mức thuế rất cao lên đến 35%, ông Quyền cho rằng mức thuế này là không hợp lý.
“Đồng ý rằng nếu là khai thác tài nguyên quốc gia đi xuất khẩu là phải chịu thuế suất cao, nhưng hiện nay hầu hết các rừng nguyên sinh đã được doanh nghiệp, hộ gia đình tiếp tục đầu tư chăm sóc mà chịu mức thuế cao như thế là vô lý. Theo tôi mức thuế phù hợp cho việc xuất khẩu gỗ hiện nay chỉ nên ở mức 10 – 15%” – ông Quyền đưa ra ý kiến.
Khánh Linh
Theo TTVN
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com