Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển ngành chế biến gỗ bằng việc trồng rừng để chủ động nguồn nguyên liệu

Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất quan trọng trên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD trong năm 2008. Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ đã trở htành nhà nhập khẩu gỗ rất lớn (kim ngạch nhập khẩu 1 tỷ USD/năm), khiếntưang chi phí và giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Cả nước hiện có khoảng 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ, tập trung nhiều tại các tỉnh, thành phố: Bình Dương, Tp.HCM, Đồng Nai và Bình Định. Cả nước có hơn 500 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đồ gỗ, thị trường mở rộng sang 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiêu thụ mạnh nhất là tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Cơ cấu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng nâng tỷ lệ xuất khẩu đồ gỗ nội thất, kết hợp giữa gỗ với một số vật liệu khác như: kim loại, đệm, song mây…

Tuy tốc độ tăng trưởng luôn cao trong những năm vừa qua, nhưng hiện tại ngành chế biến gỗ đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Từ đầu năm 2008 đến nay, giá gỗ nhập khẩu liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm nội thất trên thị trường thế giới giảm mạnh, khiến rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ bị thua lỗ. Phần lớn doanh nghiệp chế biến gỗ ở nước ta thuộc quy mô vừa và nhỏ, công nghệ trang thiết bị lạc hậu; thiếu sự liên kết; lao động ít được đào tạo nên thiếu kỹ năng. Hầu hết doanh ghiệp chưa có thương hiệu vì ít có hoạt động xúc tiến thương mại, chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng. Kinh tế thế giới suy thaói đã làm giảm sức mua tại các thị trường lớn (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản). Đến thời điểm này, rất nhiều doanh nghiệp chế bíên gỗ vẫn chưa ký được hợp đồng xuất khẩu năm 2009. Dự báo trong năm 2009, xuất khẩu đồ gỗ sang các thị trường lớn sẽ giảm, trong khi có thể tăng kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường nhỏ.

Để ngành chế biến gỗ nước ta phát triển bền vững, cần phải thực hiện 5 nhóm giải pháp:

-Các doanh nghiệp cần chủ động về nguồn nguyên liệu

-Nhà nước rà soát tổng thể ngành chế biến gỗ Việt Nam, định hướng công nghiệp chế biến lâm sản, gắn với quy hoạch tổng thể của quốc gia.

-Bên cạnh củng cố thị trường tiêu thụ hiện tại, cần tìm kiếm những thị trường xuất khẩu tiềm năng khác, đặc biệt khai thác thị trường nội địa 86 triệu dân.

-Khuyến khích các danh nghiệp tăng cường đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

-Nhà nước cần có chính sách phối hợp với các doanh nghiệp để đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân ngành gỗ.

Tuy nhiên để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, các doanh nghiệp nên hướng về phương án phát triển rồng rừng. Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đồng thời là Chủ tịch FSSP, năm 2008, tổng lượng gỗ  khai thác trong nước đạt 3.512,3 nghìn m3, trong đó khai thác gỗ rừng tự nhiên là 120 nghìn m3, khai thác gỗ rừng trồng đạt 3.392,3 nghìn m3. Ngành chế biến gỗ xuất khẩu của nước ta đang trong giai đoạn thiếu khả năng tự cung tự cấp nguyên liệu cho sản xuất, khoảng 80% nguyên liệu gỗ đang phải nhập từ các quocó gia khác. Theo công ước quốc tế nguồn gỗ được buôn bán và sử dụng sản xuất đồ nội thất phải là gỗ khai thác từ rừng có chứng chỉ rừng sản xuất. Để nhẳm giảm áp lực nhập khẩu gỗ cũng như giảm chi phí sản xuất, Cục Lâm nghiệp đã và đang hướng dẫn một số lâm trường thực hiện quản lý rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng.

Dự án “Quản lý bền vững thương mại và tiếp thị các lâm sản chính tại Việt Nam” do GTZ tài trợ ở 5 lâm trường, cty lâm nghiệp: Lâm trường Văn Cahán (Yên Bái), Cty Long đại (Quảnb Bình), Cty đầu tư dịch vụ nông lâm nghiệp Đăk Tô (Kon Tum). Lâm trường Ninh Sơn (Ninh Thuận), Lâm trường Madrak (Đăk Lăk). Tham gia chương trình chứng chỉ rừng, còn có dự án “thúc đẩy quản lý rừng bền vững” do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ thực hiện tại 2 lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng, tỉnh Gia Lai.Hiện tại, đã có 10.000 ha rừng trồng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ, diện tích rừng này thuộc quản lý của Cty liên doanh trồng rừng Quy Nhơn.

(Theo Vinanet)

  • Xây dựng thương hiệu đồ gỗ Việt Nam
  • Dự báo về ngành nội thất Baxin năm 2009
  • Xây dựng thương hiệu đồ gỗ Việt Nam
  • Doanh nghiệp yêu cầu trả lại tiền đã nộp 10% thuế xuất khẩu gỗ
  • DN yêu cầu trả lại tiền đã nộp 10% thuế xuất khẩu gỗ
  • Bình Định: Tháo gỡ khó khăn cho ngành xuất khẩu gỗ
  • Ngành gỗ Việt Nam: Thoát hiểm, “cửa” nào ?
  • Việt Nam nhập nhiều gỗ từ Myanmar
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container