Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ban hành Quy chế thành lập cụm công nghiệp


Sở Công Thương các tỉnh, thành phố là cơ quan đầu mối tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiện vụ quản lý Nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quy chế thành lập và quản lý cụm công nghiệp trên phạm vi cả nước.

Theo đó, những lĩnh vực, ngành nghề, cơ sở sản xuất được khuyến khích đầu tư trong cụm công nghiệp gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động, sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn, các ngành công nghiệp phụ trợ, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cần di dời ra khỏi làng nghề, khu dân cư...

Với quy chế này, cụm công nghiệp sẽ được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện: có trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đã được phê duyệt; có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp và có khả năng đạt tỷ lệ lấp đầy không thấp hơn 30% trong vòng 1 năm sau khi thành lập.

Mục đích của quy định trên là nhằm khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất của từng địa phương, đảm báo tính khả thi của cụm công nghiệp, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí nguồn lực của xã hội.

Bên cạnh đó, Quy chế cũng nêu rõ, cụm công nghiệp sẽ được mở rộng khi có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện, đáp ứng nhu cầu mở rộng, nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp, đã đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% và đã có công trình xử lý nước thải tập trung đối với cụm công nghiệp có diện tích từ 15 ha trở lên.

Trong giai đoạn thành lập, mở rộng cụm công nghiệp phải lựa chọn đơn vị kinh doanh hạ tầng. Trường hợp không có đơn vị kinh doanh hạ tầng thì trung tâm phát triển cụm công nghiệp là đơn vị thực hiện chức năng này.

Các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp liên hệ với đơn vị kinh doanh hạ tầng để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành nghề, giá đất, nhà xưởng trong cụm công nghiệp và ký kết hợp đồng thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê để triển khai dự án đầu tư vào cụm công nghiệp.

Sở công thương các tỉnh, thành phố là cơ quan đầu mối tham mưu giúp ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiện vụ quản lý Nhà nước đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn.

(Theo Bảo Anh // VnEconomy)

  • Khảo sát tình hình đầu tư và phát triển các khu công nghiệp ở Đà Nẵng
  • Khu Công nghiệp Nhơn Hội A : Chờ đón nhà đầu tư
  • Phải đảm bảo 3 điều kiện cần thiết khi thành lập cụm công nghiệp
  • Thu hút đầu tư vào khu kinh tế Đồng Đăng
  • Bắc Ninh thu hồi 46 dự án trong khu công nghiệp
  • Công ty Vissan xây dựng Cụm công nghiệp chế biến ở Long An
  • Long An: Xây dựng Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm quy mô lớn nhất Việt Nam
  • Phát triển kinh tế Vân Đồn thành đầu mối giao thương quốc tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container