Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở rộng Khu kinh tế Dung Quất lên gấp 4 lần

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 38/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 2 Quy chế hoạt động Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 25/2010/QĐ-TTg ngày 3/3/2010.

Theo Quyết định số 25/2010/QĐ-TTg trước đây, Khu kinh tế Dung Quất có phạm vi diện tích khoảng 10.300 ha đất thuộc tỉnh Quảng Ngãi bao gồm các xã Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích đất của các xã Bình Phước, Bình Hòa và Bình Phú của huyện Bình Sơn.

Quy định nêu trên nay được sửa đổi, bổ sung như sau: Khu kinh tế Dung Quất có tổng diện tích khoảng 45.332 ha bao gồm: Phần diện tích Khu kinh tế hiện hữu là 10.300 ha, phần diện tích mở rộng khoảng 24.280 ha và khoảng 10.752 ha diện tích mặt biển.

Phạm vi ranh giới Khu kinh tế Dung Quất được xác định tại Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, tại Quyết định số 124/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025. Theo đó, khu vực nghiên cứu quy hoạch có tổng diện tích khoảng 45.332 ha bao gồm: phần diện tích Khu kinh tế hiện hữu là 10.300 ha, phần diện tích mở rộng khoảng 24.280 ha và khoảng 10.752 ha diện tích mặt biển.

Khu kinh tế Dung Quất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp. Trong đó trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất và công nghiệp nặng với các ngành chủ đạo: luyện cán thép, đóng tàu biển và các ngành công nghiệp khác gắn liền với việc khai thác cảng nước sâu.

Đồng thời, đây cũng là một thành phố công nghiệp mở, trung tâm lọc hóa dầu quốc gia, trung tâm đô thị công nghiệp dịch vụ cảng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung với các đô thị Vạn Tường, Dốc Sỏi, Châu Ổ - Bình Long...

 

Khu kinh tế Dung Quất nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan.

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, hơn 140 dự án đã được cấp phép hoặc chấp thuận đầu tư tại khu kinh tế này, với tổng vốn đăng ký khoảng 10,3 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 4 tỷ USD. Một số nhà máy quy mô lớn đã được hoàn thành và đang hoạt động:

Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và sẽ được mở rộng lên công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm; nhà máy công nghiệp nặng Doosan-Vina; nhà máy Polypropylene…

 

Theo Hoàng Diên

Chinhphu.vn

  • Khu công nghiệp của KBC được vào khu kinh tế lớn
  • Đề xuất lập Khu kinh tế biển Phú Quốc
  • Mạnh tay với các dự án công nghiệp “treo”
  • Công ty Nhật Bản đầu tư 40 triệu USD vào Khu CNC Đà Nẵng
  • Lái chỉ tiêu khu kinh tế
  • Nhận dạng khó khăn của các khu kinh tế ven biển
  • Dừng thành lập khu công nghiệp mới
  • TPHCM sẽ xây thêm 3 cụm công nghiệp
  • Các KCN đã lấp đầy 65% diện tích?
  • KCX–KCN TPHCM ngày càng khó thu hút đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container