Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mạnh tay với các dự án công nghiệp “treo”

Trong những năm qua, tỉnh Long An tiếp nhận và cấp phép rất nhiều dự án (DA) khu, cụm công nghiệp (KCCN), theo đó là các khu tái định cư.

Kinh tế suy thoái đã là nguyên nhân chính làm cho nhiều DA chậm hoặc không triển khai, nhiều hộ dân “tái định cư” gặp khó khăn.

Hiện tỉnh Long An đang rà soát lại toàn bộ, kiên quyết xóa “quy hoạch treo”, thu hồi nhiều DA, cùng với việc chăm lo đời sống người dân vùng quy hoạch.

Cần Đước là huyện thu hút rất nhiều dự án công nghiệp trong những năm qua, nhưng chưa phát huy, đem lại hiệu quả tương xứng cho địa phương. Theo UBND huyện Cần Đước, trong huyện hiện mới có 2 K-CCN hoạt động hiệu quả là KCN Cầu Tràm và CCN Long Định – Long Cang. Trong khi có khá nhiều DA chưa hoặc chậm triển khai, gây khó khăn cho cuộc sống người dân vùng quy hoạch.

UBND tỉnh Long An đã phải thu hồi nhiều DA để tìm nhà đầu tư khác, như: DA CCN xã Tân Trạch với quy mô 70ha (Cty Nhật Quang làm chủ đầu tư); DA CCN Tân Trạch quy mô 30ha (Cty Thành Tài làm chủ đầu tư); khu tái định cư Tân Trạch 20ha; DA CCN Long Sơn. Một số DA phải giảm quy mô đầu tư như: DA CCN Long Hựu Đông; DA khu tái định cư Long Cang; DA CCN Long Khê...

Ở huyện Cần Giuộc kề bên, có 2 DA khá quy mô đã được tỉnh chấp thuận cho xóa quy hoạch, đó là: DA Khu dân cư Thép Long An và DA Trung tâm Hành chính – Dân cư – Thương mại Tân Kim. Còn nhiều DA khác cũng bị “treo” kéo dài đang được địa phương Cần Giuộc đề nghị tỉnh Long An xem xét cho thu hồi, tìm nhà đầu tư mới... Ước có khoảng 50% DA công nghiệp ở Cần Giuộc chậm triển khai, kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân trong vùng quy hoạch. Các DA công nghiệp chậm triển khai ở Cần Giuộc, Cần Đước và cả tỉnh Long An đang được xem xét xóa quy hoạch “treo” có tổng diện tích lên đến hàng ngàn hecta.

Cùng với việc mạnh tay xóa quy hoạch “treo”, tỉnh Long An cũng kiểm tra, rà soát lại các DA, công trình tái định cư ở các dự án KCCN đã đi vào hoạt động. Các DA tái định cư buộc phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu cho cuộc sống người dân, như: Đường giao thông, điện, nước,... Các địa phương cũng tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp vào các KCCN, tạo công ăn việc làm cho người dân, từ đó hình thành nên những khu dân cư sầm uất có chợ, trường học...

Theo Lao Động

  • Khu công nghiệp của KBC được vào khu kinh tế lớn
  • Đề xuất lập Khu kinh tế biển Phú Quốc
  • Mở rộng Khu kinh tế Dung Quất lên gấp 4 lần
  • Công ty Nhật Bản đầu tư 40 triệu USD vào Khu CNC Đà Nẵng
  • Lái chỉ tiêu khu kinh tế
  • Nhận dạng khó khăn của các khu kinh tế ven biển
  • Dừng thành lập khu công nghiệp mới
  • TPHCM sẽ xây thêm 3 cụm công nghiệp
  • Các KCN đã lấp đầy 65% diện tích?
  • KCX–KCN TPHCM ngày càng khó thu hút đầu tư
  • Quy hoạch cảng biển: Tiền đề của “hội chứng đua tranh”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container