Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Các vùng kinh tế trọng điểm tạo sức lan tỏa lớn"

Sản xuất hàng xuất khẩu ở Công ty cổ phần may Đồng Nai. (Ảnh: Văn Khánh/TTXVN)
Ngày 16/3, tại Đồng Nai, chủ trì hội nghị Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh với việc phát triển nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, các vùng kinh tế trọng điểm đã tạo sức lan tỏa lớn, thúc đẩy sự phát triển của các vùng, các địa phương lân cận.

Mặc dù trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu song bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam (Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long) vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên 11%, cao gấp đôi so với mức tăng trưởng bình quân cả nước.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lưu ý, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường, ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài, khai thác tối đa thị trường trong nước; cần có các chính sách thu hút lao động để giải quyết vấn đề thiếu lao động đang xảy ra tại một số vùng kinh tế trọng điểm; ổn định giá cả, kiềm chế hiệu quả lạm phát.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần ưu tiên vốn tập trung cho đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các địa phương, các vùng kinh tế trọng điểm cần quan tâm, lưu ý đến vấn đề công nghệ.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo điều phối các vùng kinh tế trọng điểm, năm 2009, tốc độ tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng điểm đạt 11,1% (cả nước 5,32%), GDP bình quân đầu người 29,5 triệu đồng/người/năm; thu ngân sách của vùng kinh tế trọng điểm chiếm gần 89% và giá trị xuất khẩu chiếm 91,4% so với cả nước.

Tuy nhiên, công tác điều phối của Ban chỉ đạo các vùng kinh tế trọng điểm còn bộc lộ những hạn chế như thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương, giữa các vùng; mặc dù nhiều vấn đề đã được Ban chỉ đạo khẳng định cần làm ngay nhưng thực tế giải quyết còn chậm; một số bộ, ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác điều phối, chưa chủ động đề xuất những vấn đề, kế hoạch cụ thể trong điều phối./.

Sỹ Tuyên (Vietnam+)

  • Thương phẩm đầu tiên của nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ
  • Bắc Kạn: Mở rộng khu công nghiệp Thanh Bình
  • Mở rộng khu công nghiệp Thanh Bình
  • Kinh tế nhóm G7 sẽ phục hồi chậm trong năm 2010
  • Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ): Lấn cấn chuyện nước sạch
  • Bỏ ưu đãi thuế tại 7 khu kinh tế cửa khẩu
  • Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền trung
  • Trà Vinh sẽ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container