Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

KCN Hải Yên (TP Móng Cái): Có lợi thế vẫn không hấp dẫn

KCN Hải Yên nằm ở vị trí trung tâm Móng Cái- một trung tâm thương mại lớn của Quảng Ninh và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Với những lợi thế đó, đáng ra KCN Hải Yên phải trở thành “điểm hút” mạnh với các nhà đầu tư. Song, đến thời điểm hiện tại KCN Hải Yên gần như là “sân trắng”.

Có vị trí nằm tiếp giáp với quốc lộ 18, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái 6km, KCN Hải Yên do Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng-Viglacera (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư. KCN Hải Yên có diện tích khoảng 200 ha và trong tương lai gần tiếp tục mở rộng thêm 100 ha. Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng là 316,66 tỷ đồng. Nhu cầu sử dụng lao động trong KCN dự kiến khoảng 10 nghìn người. Mục tiêu của KCN Hải Yên là thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. Về cơ bản,  hạ tầng kỹ thuật của KCN Hải Yên ở giai đoạn 1 đã được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý. Ngoài ra, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy…được quy hoạch hoàn chỉnh, phục vụ nhu cầu sản xuất của các nhà đầu tư thứ phát. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu cũng được áp dụng khi các nhà đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng-Viglacera đã thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại thu hút các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Thời gian qua, Công ty đã hợp tác với một Công ty có uy tín của Trung Quốc xây dựng một cẩm nang bằng tiếng Trung và thực hiện hơn 10 cuộc thương thảo, hội thảo, hội chợ giới thiệu về tiền năng, lợi thế của khu công nghiệp đến với các doanh nghiệp người Trung Quốc và doanh nghiệp các nước khác. Mục đích chính là nhằm thu hút các nhà đầu tư thứ phát có khả năng tài chính lớn, công nghệ sản xuất cao, giải quyết nhiều lao động.

Như vậy nhìn vào quy hoạch tổng thể và những chính sách ưu đãi cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại của KCN Hải Yên thời gian qua khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay, KCN Hải Yên mới thu hút 2 doanh nghiệp nước ngoài. Đó là Công ty Thương mại và Chế tạo kim loại Việt Nam với số vốn đầu tư vào khoảng 1 triệu USD, đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất các thiết bị dân dụng kim loại xuất khẩu. Công ty TNHH Vật liệu hàn Weldstar, đầu tư nhà xưởng để sản xuất gia công que hàn phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên do hệ thống giao thông vận chuyển nguyên liệu gặp nhiều khó khăn. Đường bộ từ Móng Cái- Hạ Long đang thi công, do đó việc vận chuyển nguyên liệu phục vụ trong quá trình sản xuất chủ yếu qua cảng Hải Phòng và Cái Lân, cung đường vận chuyển xa nên chi phí quá lớn. Bên cạnh đó, nguồn điện cung cấp cho TP Móng Cái mới có 20MW và phải mua điện của Trung Quốc nên việc cung cấp điện cho KCN chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

Bàn về những giải pháp tháo gỡ cho KCN, đồng chí Vũ Văn Thìn, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp cho biết: Để thu hút và tạo niềm tin cho nhà đầu tư, trước hết cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng Dân Tiến (xã Hải Tiến) thành cảng hàng hóa để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu phục vụ sản xuất trong KCN. Cùng với đó KCN - cảng biển Hải Hà cũng cần được đầu tư, vì cùng với các cảng lân cận như Cái Lân, Hải Phòng (Việt Nam), cảng Hoa Nam, Phòng Thành (Trung Quốc) tạo thành mạng lưới giao thông trên biển, phục vụ đắc lực cho KCN. Đây được coi là giải pháp quan trọng thu hút và đẩy mạnh quá trình đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào KCN Hải Yên.


(Theo Thu Trang/QuangNinh)

  • Quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp Hà Nội đến 2020
  • Nhà máy kính nổi Chu Lai hoạt động
  • Long An có khu kinh tế cửa khẩu
  • SHTP dự kiến thu hút 150 triệu đô la vốn đầu tư năm 2010
  • Lập khu kinh tế cửa khẩu Long An
  • Năm 2010, KCN VSIP phấn đấu thu hút mới 200 triệu USD
  • Gần một nửa cụm công nghiệp TP HCM chưa có chủ đầu tư
  • KHU KINH TẾ NHƠN HỘI: Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container