Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore: Xứng tầm kiểu mẫu của cả nước

Sản xuất thân gậy golf tại KCN VSIP 1
Được thành lập năm 1996, qua hơn 12 năm phát triển, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (KCN VSIP) ngày càng vững mạnh và phát huy hiệu quả trong công tác thu hút đầu tư, góp phần quan trọng vào tiến trình đi lên của đất nước. Với những thành công đó, VSIP xứng đáng là biểu tượng của tình hữu nghị, hợp tác đầu tư của hai Chính phủ Việt NamSingapore.

Thu hút đầu tư hiệu quả

KCN VSIP I được thành lập năm 1996 với diện tích 500 ha tại Thuận An, KCN VSIP II được thành lập năm 2006 có diện tích 345 ha nằm trong Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị Bình Dương. Cả 2 KCN này đã trở thành mái nhà chung của nhiều công ty lớn và là KCN dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2008, dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến không thuận lợi ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình đầu tư chung nhưng KCN VSIP vẫn đạt được kết quả khả quan, trong năm 2008 cả 2 KCN VSIP đã thu hút mới FDI 472,3 triệu USD, vượt hơn 57% kế hoạch đề ra. Trong đó cấp mới 34 dự án với vốn đăng ký 346,5 triệu USD và 45 dự án bổ sung vốn gần 126 triệu USD. Tính chung đến nay 2 KCN VSIP đã thu hút được 312 nhà đầu tư quốc tế với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 2,44 tỷ USD và 24 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 522 tỷ đồng.

Tiếp nối thành công của VSIP I & II, VSIP II A có diện tích 1.000 ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Văn bản 1636/TTg-CN ngày 2-11-2007 và đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký hơn 136 triệu USD. Hiện nay KCN này đang trong giai đoạn giải tỏa đền bù, dự án khi hoàn thành sẽ cùng VSIP I & II đóng góp to lớn vào quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Theo Ban Quản lý KCN VSIP, VSIP II A còn trong giai đoạn giải tỏa đền bù nhưng đã có 15 nhà đầu tư cam kết sẽ vào đầu tư với diện tích đất là 40,8 ha.

Điều đáng nói, dù tình hình kinh tế toàn cầu không thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, song các dự án đầu tư vào 2 KCN VSIP hoạt động đạt hiệu quả cao. Cụ thể năm 2008, ước doanh thu của các doanh nghiệp trong khu đạt gần 1,6 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 1,9 tỷ USD. Với kết quả khả quan như vậy, các doanh nghiệp đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 45 triệu USD.

Ổn định nguồn nhân lực

Năm 2009, phấn đấu thu hút thêm 150 triệu USD vốn đầu tư

Theo kế hoạch năm 2009, Ban Quản lý và Công ty VSIP phấn đấu đạt một số chỉ tiêu: Thu hút mới 150 triệu USD với 25 dự án được cấp chứng nhận đầu tư. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cho thuê hết đất công nghiệp VSIP I, hoàn thành các thủ tục và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 KCN VSIP II A và cho thuê một phần đất công nghiệp. Có thêm 50 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu đạt 2.050 triệu USD, tăng 30% so năm 2008; trong đó xuất khẩu đạt 1.210 triệu USD, tăng 30% so năm trước. Thu hút và giải quyết việc làm cho 5.000 lao động mới và đóng góp vào ngân sách 50 triệu USD.

 

Với hạ tầng hiện đại cùng môi trường thuận lợi, VSIP đã thu hút nhiều doanh nghiệp của 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư. Trong đó có nhiều tập đoàn lớn như dự án Khu kho vận của Tập đoàn Mapletree với vốn đầu tư 110 triệu USD, dự án sản xuất kính óp tròng của Công ty Hoyalen, dự án sản xuất vỏ ô tô của Yokohama, Trung tâm phân phối hàng hóa của Công ty Unilever Việt Nam...

Không chỉ có hạ tầng thuận lợi để thu hút đầu tư hiệu quả, theo nhận xét chung của nhiều doanh nghiệp: Sự tích cực của Ban Quản ký KCN và sự ổn định về lao động là yếu tố quan trọng trong chọn lựa đầu tư. Bằng giải pháp cụ thể trong năm 2008, Ban Quản lý đã tổ chức cuộc họp tổng kết tình hình lao động và nhân sự, qua đó rút ra những mặt còn tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân để từ đó tìm giải pháp khắc phục. Mặt khác, Ban Quản lý KCN VSIP cũng thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động... Nhờ vậy, đã tạo được sự thông hiểu nhau giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Chính từ những vấn đề này mà nguồn lao động tại VSIP luôn ổn định và tăng vượt kế hoạch năm. Riêng năm 2008, VSIP đã thu hút và giải quyết việc làm cho 10.922 lao động, vượt 118,44% so kế hoạch năm. Kết quả này đã nâng tổng số lao động đang làm việc tại KCN lên 68.872 lao động. Về phía các doanh nghiệp, trong môi trường thuận lợi như vậy cũng thể hiện rõ nét trách nhiệm với người lao động thông qua việc ký kết hợp đồng lao động. Trong tổng số lao động đang làm việc tại VSIP, có 65.828 lao động được ký kết hợp đồng, đạt tỷ lệ 95,58%, đây là tỷ lệ đạt rất cao; trong đó hợp đồng lao động dưới một năm chiếm 7,77%, hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm chiếm 68,91% và hợp đồng lao động không xác định thời hạn chiếm 23,32%.

Nhận xét về VSIP, trong buổi trao chứng nhận đầu tư cho dự án khu kho vận vào tháng 12 vừa qua, đại diện Tập đoàn Mapletree đã đánh giá cao về ưu thế của KCN VSIP: “Chọn lựa đầu tư vào VSIP là quyết định đúng đắn của tập đoàn vì nơi đây có đủ tiêu chuẩn của một KCN hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh”. Theo bà Đỗ Thị Định, Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Anova, một doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả trong VSIP thì: “Từ hạ tầng đến phương pháp quản lý, VSIP xứng đáng là KCN kiểu mẫu của cả nước để các nhà doanh nghiệp đến đầu tư”.

(Theo Báo Bình Dương)

  • KCN Mỹ Phước 3 (Bến Cát): Đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất mô-tơ điện
  • Bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp
  • Các doanh nghiệp khu công nghiệp có thêm nhiều sản phẩm xuất khẩu
  • Hải Phòng, Thâm Quyến hợp tác xây khu công nghiệp
  • Khởi công xây dựng Khu công nghiệp An Dương (Hải Phòng)
  • Khu Kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam: Có 25 dự án, tổng vốn 345 triệu USD hoạt động
  • Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Năm 2009, phấn đấu thu hút 800 triệu USD vốn FDI, 3500 tỷ đồng vốn trong nước
  • Mapletree đầu tư 400 triệu USD xây dựng Khu công nghiệp kỹ thuật cao tại Bình Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container