Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khu kinh tế mở Chu Lai: Lỡ nhịp!

Khu kinh tế mở (KKTM) Chu Lai còn được áp dụng những chính sách ưu đãi đầu tư thoáng nhất cả nước

Là khu kinh tế mở (KKTM) ven biển đầu tiên của cả nước, lại được “trang bị” cả một sân bay – điều không phải KKT nào cũng có được, vậy mà KKTM Chu Lai (Quảng Nam) đã bỏ lỡ cơ hội hiếm có để cất cánh.

Không chỉ có diện tích quy hoạch trên 32.000 ha, bao gồm các khu chức năng khá đầy đủ, từ thuế quan, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái, chế xuất, đô thị, dân cư…, mà khi được thành lập vào năm 2003 khu kinh tế mở (KKTM) Chu Lai còn được áp dụng những chính sách ưu đãi đầu tư thoáng nhất cả nước. Nhà đầu tư không phải bỏ chi phí đền bù, giải tỏa và san lấp mặt bằng, được thuê đất tới 70 năm và miễn tiền thuê đất, không phải trả bất kỳ khoản phí hạ tầng nào cho đến tận năm 2015.

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Tiến - Phó Trưởng Ban quản lý KKTM Chu Lai, tính từ khi thành lập đến thời điểm này, tại KKTM Chu Lai đã có 52 dự án được cấp phép hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 929 triệu USD, trong đó có 17 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 195 triệu USD. Những con số quả thực chưa xứng đáng với tiềm năng và mong muốn! “Sau khi Nhà nước bãi bỏ cơ chế ưu đãi về tài chính cho Chu Lai, đồng thời đại gia đình các KKT ngày một mở rộng, Chu Lai không có điều kiện gì thuận lợi hơn các KKT khác ở miền Trung” - ông Nguyễn Tiến lý giải.

Đề nghị trung ương sớm xây dựng khu pháp lý chung cho các KKTM theo hướng cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.

Vạch ra hướng đi cho Chu Lai, ông Phó Trưởng ban quản lý KKTM này cho rằng, Chu Lai cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hình ảnh môi trường kinh doanh năng động, hấp dẫn. Trong khâu này, cần đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực trong khâu thẩm định dự án, đánh giá chính xác năng lực của nhà đầu tư cũng như quy mô và triển vọng thị trường trong dài hạn. “Thời gian qua, nhiều dự án lớn đã được cấp phép nhưng không được triển khai hoặc triển khai dang dở mà không thể đi vào hoạt động do việc tiếp nhận khá ồ ạt các dự án, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư”.

Một KKTM như Chu Lai vừa là cửa mở để thu hút vốn, công nghệ - kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài; vừa phải là cầu nối giữa các vùng kinh tế nội địa và thị trường quốc tế; đồng thời còn có nhiệm vụ hỗ trợ các vùng kinh tế lân cận phát triển. Do đó, Chu Lai phải có được những dự án động lực trên cơ sở lợi thế so sánh cá biệt của mình.

“Ban quản lý KKTM Chu Lai sẽ sớm đề xuất với trung ương xây dựng khung pháp lý chung cho các KKTM theo hướng cho phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm” - ông nói. Chuyên gia này cũng cho rằng: “Trung ương nên sớm có quyết sách cho những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình hoạt động của các KKTM”. Về lâu về dài, cần xây dựng luật về các khu kinh tế, nhằm nêu cao quyền tự chủ, tiến tới hình thành bộ máy hành chính riêng với quyền và trách nhiệm tương đối độc lập với chính quyền địa phương (hiện tại, chính ông, Phó Trưởng ban quản lý KKTM Chu Lai đồng thời là Chủ tịch UBND huyện Núi Thành - PV)…

929 triệu USD là tổng số vốn mà KKTM Chu Lai đã thu hút được từ khi thành lập đến nay.

Định vị thương hiệu KKTM Chu Lai, ông Tiến cho rằng, KKTM Chu Lai “là tổng hợp của nhiều yếu tố nhỏ tạo nên một sức mạnh tổng thể rất chặt chẽ. Giá trị được tặng thêm cho các nhà đầu tư khi đến với Chu Lai là sự hỗ trợ lẫn nhau nhờ sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp”. Diện tích đất rộng lớn được quy hoạch theo nhiều chức năng khác nhau, các KCN bám theo quốc lộ 1A đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể đóng vai trò công nghiệp phụ trợ khá tốt với nhiều loại linh kiện, vật tư; nhiều khu du lịch ven biển, khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp… Tất cả những ưu thế đó, cộng với hệ thống hạ tầng giao thông khá tốt và đang được tiếp tục hoàn thiện (đường bay Hà Nội - Chu Lai sắp được đưa vào khai thác, cảng biển Kỳ Hà đang được nạo vét để chuẩn bị đón tàu 20.000 tấn; đường cao tốc Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất đang được xây dựng) là cơ sở để ông Tiến tin tưởng rằng, Chu Lai có thể tỏa sáng trên bản đồ địa chỉ đầu tư.

(Theo Nhật Hạ // Báo Doanh nhân)

  • 5 khu công nghiệp của tỉnh Tây Ninh vào Quy hoạch
  • Sáp nhập Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng
  • Khu công nghiệp xài 'chùa' hàng chục tỷ đồng ngân sách
  • Liên kết để khơi dậy tiềm năng các khu công nghiệp
  • SHTP khởi động giai đoạn 2
  • Bắc Ninh: Khu công nghiệp Yên Phong sẽ được mở rộng thêm 314 ha
  • Ra mắt Khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM
  • Tân Tạo lập kỷ lục thu hồi đất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container