Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên (huyện Tân Thành): Lộ rõ những bất cập về quy hoạch

Giải pháp tối ưu trong xử lý chất thải là tái chế để làm năng lượng hoặc nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác. Quy chế đầu tư vào Khu xử chất thải tập trung Tóc Tiên (huyện Tân Thành) cũng ưu tiên các dự án tái chế, thế nhưng việc quy hoạch khu chôn lấp quá lớn (66ha/100ha) đã cho thấy những khập khiễng trong dự án quan trong này.

Năm 2005, UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý dự án “Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên 100ha”. Sở Tài nguyên và Môi trường đã giao cho Công ty Môi trường (đơn vị trực thuộc Sở) làm chủ đầu tư với quy hoạch thành các khu: chôn lấp chất thải công nghiệp (38ha), phân loại chất thải rắn (3ha), xử lý chất thải nguy hại (4ha), xử lý nước thải tập trung (4,5ha) và khu chôn lấp chất thải sinh hoạt (28ha). Diện tích còn lại trong dự án dành cho việc xây dựng văn phòng, đường nội bộ, cây xanh. Dự kiến tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng từ ngân sách.

Ở thời điểm năm 2005, sở dĩ phải dành 38ha để chôn chất thải công nghiệp là do tỉnh đang tiếp nhận dự án Thép không gỉ Thiên Hưng của Đài Loan, dự án này cần đến 50ha để chôn lấp chất thải. Tuy nhiên, sau đó dự án thép Thiên Hưng đã bị rút giấy phép do không có năng lực… Từ năm 2008, Dự án Khu xử lý chất thải Tóc Tiên thay đổi hình thức đầu tư: UBND tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào dự án với nhiều ưu đãi, tỉnh chỉ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Mặc dù vậy, quy hoạch chung vẫn giữ nguyên và tiếp tục bộc lộ những điều không hợp lý.

Theo phân tích của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường, việc dành đến 38ha để chôn lấp chất thải công nghiệp là không cần thiết. Trong rác thải công nghiệp, rất nhiều loại chất thải có thể dùng để tái chế làm nguyên liệu như sắt, giấy, bao bì nilon… Sẽ không có nhà máy, xí nghiệp nào tốn tiền đem chôn nguồn nguyên liệu này trong khi họ có thể bán chúng cho các doanh nghiệp tái chế. Trong khi đó, dự báo trong thời gian tới lượng chất thải nguy hại sẽ tăng nhanh nhưng diện tích đất dành cho lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại chỉ có 4ha, nên chắc chắn sẽ quá tải trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, một điểm bất cập nữa là quy hoạch dành quá nhiều đất cho việc chôn lấp (66ha), trong khi khu vực cần ưu tiên như phân loại chất thải, tái chế chất thải lại quá ít, chỉ có 8ha (5ha cho khu tái chế phân và 3ha cho khu phân loại chất thải rắn).

Trước sự khập khiễng về quy hoạch trong khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, giới đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải cho rằng, BR-VT cần xem xét lại toàn bộ quy hoạch của Khu xử lý chất thải tập trung này để tránh lãng phí đất đai. Cần thu hút nhiều loại hình xử lý chất thải đồng thời hạn chế tối đa tình trạng chôn lấp. Phía cơ quan quản lý môi trường phải có khảo sát, lựa chọn những dự án phù hợp; tránh tình trạng có nhiều nhà đầu tư vào xử lý cùng một loại chất thải và có loại chất thải thì không có doanh nghiệp xử lý.

(Theo Quang Nguyễn // Báo Bà Rịa – Vũng Tàu)

  • Lao động làm việc tại khu công nghiệp có mức thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng
  • KCN Phú Mỹ I: 10 năm vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng
  • 65 DN KCX - KCN được vay vốn ưu đãi
  • Thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lào Cai
  • 10 tỷ đồng xây nhà máy nước thải ở KCN Lê Minh Xuân
  • KCN Hải Yên hấp dẫn nhà đầu tư Trung Quốc
  • Quảng Trị : Khu công nghiệp chờ dự án
  • Vốn đầu tư vào KCX – KCN TPHCM: Giảm nhưng căn cơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container