Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thừa Thiên- Huế: Công bố Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Ngày 16/12, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức công bố Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2025 theo Quyết định số 1771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được quy hoạch thành đô thị cảng, là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có diện tích 27.108 ha, gồm các khu vực bắt buộc tuân thủ quy hoạch và các khu vực được phép sử dụng đất linh hoạt. Khu cảng Chân Mây được bố trí tại mũi Chân Mây Đông có quy mô 370 ha, trung tâm tiếp vận hàng hoá và thương mại dịch vụ đầu mối có quy mô 120 ha phân bố tại khu vực giao cắt giữa quốc lộ 1A và đường ra cảng Chân Mây. Đô thị Chân Mây và các trung tâm chủ yếu (trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ, thông tin, y tế, đào tạo…) có quy mô khoảng 1.545 ha, phân bố tại khu vực dọc sông Bù Lu, sông Thừa Lưu và chân núi Phước Tượng. Ngoài ra, khu phát triển du lịch và dịch vụ sinh thái cao cấp, khu du lịch kết hợp với nhà ở, khu du lịch sinh thái chiếm khoảng 4.570ha. Trong quy hoạch Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô chú trọng đến hệ thống giao thông như đường cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua khu kinh tế có quy mô 4-6 làn xe, xây dựng thêm tuyến đường nối khu kinh tế với đường cao tốc này có mặt cắt ngang 52m, xây dựng đường sắt nối vào cảng Chân Mây. Xây dựng cảng Chân Mây thành cảng tổng hợp (cảng trung chuyển công-ten-nơ, cảng phục vụ du lịch và phục vụ giao thương hàng hoá). Đến năm 2025, xây dựng các bến cảng dọc mũi Chân Mây Đông sử dụng chung cảng tổng hợp và cảng khu phi thuế quan, quy mô 150ha...

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: Tỉnh xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô trở thành khu vực phát triển bền vững, có tốc độ tăng trưởng cao, hài hoà với thiên nhiên và bảo vệ tốt cảnh quan môi trường. Hiện, tỉnh đã đầu tư 1.182 tỉ đồng xây dựng 22 dự án hạ tầng tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, trong đó có 11 dự án về giao thông, 4 dự án về các công trình công cộng. Đến giữa tháng 12/2008 có 32 dự án đã được cấp phép đầu tư tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô với tổng số vốn 1.967 triệu USD; trong đó có 10 dự án nước ngoài với tổng nguồn vốn đầu tư 1.407 triệu USD. Đáng chú ý tại đây đã có dự án khu du lịch Laguna Huế của Tập đoàn Banyan Tree (Singapo) có tổng vốn đầu tư 875 triệu USD; Khu du lịch Bãi Chuối của Công ty Cattigara với tổng vốn đầu tư 102 triệu USD.../.

 

(Theo Báo Xây Dựng)

  • Giữ nguyên tính chất của KKT Nhơn Hội
  • Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp thành trung tâm liên kết kinh tế các nước tiểu vùng sông Mêkông
  • Khu kinh tế ĐôngNam: Một trọng điểm thu hút đầu tư ở Nghệ An
  • Khu kinh tế Dung Quất mở rộng thêm 33.776ha
  • Ngôi sao sáng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh
  • Bổ sung 3 KCN của TP Cần Thơ vào danh mục ưu tiên thành lập
  • Quy hoạch cơ cấu và chi tiết KCN An Dương cần bảo đảm 4 nguyên tắc
  • Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container