Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

BP đứng trước mối đe dọa bị Shell thâu tóm

Một loạt những tin xấu dồn dập đến với hãng dầu khí BP của Anh như liên tục bị thất bại trong các lần xử lý sự cố tràn dầu, giá cổ phiếu của hãng dầu khí BP (Anh) sụt giảm mạnh. Thêm vào đó, hôm 1/6 vừa qua, Bộ Tư Pháp Mỹ thông báo, chính thức mở cuộc điều tra dân sự và hình sự đối với BP. Ngoài ra, hãng dầu khí này còn đứng trước mối đe dọa bị hãng dầu khí Shell (Hà Lan) thâu tóm.

Hôm 20/4, một giàn khoan của BP trên Vịnh Mexico đột nhiên bốc hỏa, 11 công nhân thiệt mạng, giàn khoan trị giá 365 triệu USD bỗng chốc chìm trong biển lửa và gây ra sự cố tràn dầu trên biển. Chho đến nay, ước tính đã có hàng triệu gallon dầu thô bị rò rỉ trên Vịnh Mexico. Giới truyền thông nước ngoài cho hay, giá trị của BP trên thị trường bị "bốc hơi" và chi phí bồi thường cao ngất ngưởng đã khiến hãng sản xuất dầu mỏ và khí đốt nổi tiếng này sẽ không được phép bán một số tài sản và  trong tương lai rất có thể sẽ trở thành đối tượng bị mua lại.

Kể từ khi sự cố tràn dầu xảy ra, giá cổ phiếu của công ty này đã sụt giảm mất 1/3, giá trị thị trường bốc hơi gần 70 tỷ USD, xếp hạng tín dụng của công ty này cũng bị đánh tụt.

Theo các nhà phân tích, điều này đủ để thu hút những nhà thu mua. Ngoài ra, BP còn có thể bị buộc phải bán một số tài sản có giá trị nhất, bao gồm, cổ phần của mỏ dầu lớn nhất tại Mỹ, nhằm huy động vốn dùng để thanh toán chi phí ngăn chặn rỏ rỉ, các khoản tiền phạt và chịu trách nhiệm pháp lý.

Ông Douglas Ober, giám đốc điều hành của “Công ty năng lượng dầu mỏ” – Quỹ dầu mỏ Anh có lịch sử lâu đời cho rằng, 26% quyền cổ phần của BP tại mỏ dầu trên Vịnh Prudhoe, Alaska và một số tài sản khác có thể thu hút sự quan tâm của các nhà thu mua như tập đoàn dầu mỏ khí đốt Trung Quốc CNPC, các công ty dầu mỏ phương Tây và Tổng công ty Hess. Nhà phân tích của Ngân hàng Na Uy – ông Guzman Halle trong một báo cáo cho rằng, “khả năng BP bị mua lại là 10% - 20%. Người thu mua tiềm năng duy nhất chính là tập đoàn dầu khí Shell của Hà Lan”.

Có nguồn tin nước ngoài cho hay, trước đó, BP và Shell đã nhiều thảo luận về chuyện sáp nhập. Hai công ty này trong năm 2004 còn bàn bạc về việc tách hoạt động lọc dầu và kinh doanh tiêu thụ của BP, nhằm xoa dịu nỗi lo chống độc quyền có thể.

Theo báo cáo của Credit Suisse, chi phí xử lý tràn dầu của BP có thể tổng cộng mất 15 tỷ – 23 tỷ USD, thêm vào đó là phí bồi thường 14 tỷ USD, nguy cơ lợi tức cổ phần của BP sụt giảm cũng đang gia tăng. Tuy nhiên, có bài báo cho rằng, một số quỹ phòng hộ và cá nhân nhà đầu tư đã thu mua cổ phiếu của công ty BP, vì thế mà giá trị cổ phiếu thế chấp sau khi sụt giảm đã đảo ngược. Hôm 2/6, trên thị trường cổ phiếu New York, giá cổ phiếu BP tăng 3,12%, đóng cửa ở mức 37,66 USD. Trong phiên mở cửa hôm 3/6 tại thị trường châu Âu, giá cổ phiếu của công ty này đã đảo chiều, cho đến lúc 18h15’ ngày 3/6, giá cổ phiếu của BP tại Sàn giao dịch London đóng cửa ở mức 443 Bảng Anh, tăng 3,08% so với phiên giao dịch trước đó.

Ngoài ra, các nhà phân tích còn cho rằng, sự cố tràn dầu của BP còn gây ảnh hưởng to lớn đối với nền kinh tế của Vịnh Mexico. Nhà kinh tế trưởng của Moody, Mark Zandi cho hay, du lịch, thủy sản, vận tải biển và ngành khoan dầu đã trở thành trụ cột của nền kinh tế địa phương. Theo ông, mỗi một ngày qua đi, ảnh hưởng của vụ tràn dầu đối với các ngành nghề nói trên càng lớn hơn. Do các ngành nghề này tồn tại rộng rãi trong nền kinh tế địa phương - vốn đang chịu tác động nặng nề bởi suy thoái - nên sự cố tràn dầu tai họa này sẽ ảnh hưởng trực tiếp to lớn đối với các ngành nghề nói trên. Nếu những ngành này bị tổn hại, nền kinh tế khu vực này sẽ bị tác động nặng nề.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder hôm 1/6 thông báo, chính phủ liên bang đã mở cuộc điều tra dân sự và hình sự về vụ tràn dầu trên Vịnh Mexico. Được biết, cuộc điều tra sẽ liên quan đến các phương diện của sự cố tràn dầu, bao gồm cả chuyện 11 công nhân tử nạn, nhưng ông này từ chối nói rõ phương hướng cụ thể của cuộc điều tra, nguyên nhân là do làm như vậy có thể gây ra một số “vụ hãm hại không cần thiết”. Nhưng ông tiết lộ, các mặt có liên quan liệu có miêu tả sai sự thật hay không cũng là một trong những hướng điều tra.

(Vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Điện cạn theo nguồn nước
  • Nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng
  • Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm trong năm 2011
  • Hạ viện Mỹ tăng sức ép với ngành dầu khí Iran
  • Tìm lời giải bài toán thiếu điện
  • Vận hành hết công suất các nhà máy thủy điện miền trung và Tây Nguyên
  • Thủy điện nhỏ: Tận thu sông, suối
  • Chi phí năng lượng: Việt Nam sẽ cắt giảm 20 - 30%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container