Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đằng sau thỏa thuận khí đốt Nga - Nhật Bản

Công ty năng lượng Gazprom của Nga mới đây đã ký một thỏa thuận với Nhật Bản để phát triển một dự án khí đốt hóa lỏng (LNG) cho vùng Viễn Đông. Theo giới phân tích, đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa một bên là nước tiêu thụ LNG nhiều nhất với bên kia là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.

 

Tổng thống Nga Putin (hàng sau bên phải) và Thủ tướng Nhật Noda chứng kiến lễ ký kết việc Gazprom phát triển một dự án khí LNG ở Nhật bên lề hội nghị APEC vừa qua

Nhật Bản, hiện là nước tiêu thụ LNG số một thế giới, buộc phải sử dụng thêm khí đốt tự nhiên sau thảm họa hạt nhân tháng 3/2011. Trong khi Gazprom đang tìm kiếm các thị trường mới ở phía Đông và có thể cả Bắc Mỹ, khi mối quan hệ của họ với châu Âu ngày càng tiêu cực hơn. Với việc Gazprom hiện đã chắc chân tại thị trường châu Âu nhờ các mạng lưới đường ống dẫn khí đốt lớn của họ, động thái hợp tác với Nhật Bản của Gazprom có thể tốt cho tất cả các bên có liên quan.

Nga và Nhật Bản đã ký một hợp đồng trị giá 7 tỷ USD để xây dựng một nhà máy LNG trên bờ biển Thái Bình Dương. Nga đã miêu tả dự án này là phần quan trọng trong kế hoạch phát triển phần phía Đông của hệ thống cung cấp khí đốt thống nhất. Về phần Nhật Bản, thỏa thuận này khiến họ tiến gần hơn Gazprom, công ty cung cấp khí đốt hàng đầu tại Nga. Năm 2011, Nhật Bản đã phải mua hơn 83 triệu tấn LNG, qua đó trở thành nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới.

Trong bối cảnh vấn đề điện nguyên tử đang ngày càng gây nhiều tranh cãi sau thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima số 1 và thực tế Nhật Bản có ít tài nguyên, tương lai của nước này có thể phụ thuộc vào việc có được một nguồn cung khí đốt đáng tin cậy. Ông Alexei Miller, Giám đốc điều hành của Gazprom nói: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng thị trường Nhật Bản có quy mô lớn và đang được coi là ưu tiên hàng đầu tại Viễn Đông".

Nhật hiện là nước tiêu thụ LNG số một thế giới

Các nhà phân tích dự báo nhu cầu LNG toàn cầu sẽ tăng 48% lên 370 triệu tấn vào năm 2018. Gazprom kỳ vọng trong những năm tới lượng khí đốt bán cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ vượt châu Âu. Gazprom, công ty khí đốt lớn nhất thế giới, mỗi năm cung cấp khoảng 20% nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu. Tuy nhiên, khoảng 80% lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu phải đi qua hệ thống trung chuyển tại Ucraina, mà những tranh chấp hợp đồng với Kiev đang bộc lộ sự dễ bị tổn thương của tuyến đường xuất khẩu này. Tổng thống Nga V.Putin mới đây tuyên bố rằng giai đoạn hai của dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc chạy qua biển Baltic dự kiến được đưa vào vận hành vào tháng 10 tới. Dự án dòng chảy phương Nam của Gazprom dự kiến hoàn thành vào cuối thập niên này. Cả hai tuyến đường này đều nhằm tránh đi qua lãnh thổ Ucraina.

Đến năm 2013, các nước châu Âu sẽ biết rõ hơn việc khí đốt từ vùng biển Caspi của Azerbaijan có thể được đưa qua Thổ Nhĩ Kỳ để đến châu Âu hay không. Một tổ hợp các doanh nghiệp do BP đứng đầu đang tiến hành dự án Shah Deniz 2, dự kiến sẽ lựa chọn giữa đường ống Nabucco Tây và đường ống Xuyên Adriatic, một phần của mạng lưới Hành lang phía Nam của châu Âu, nhằm phá vỡ sự độc quyền năng lượng của Nga trong khu vực này. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã tuyên bố tiến hành một điều tra chống độc quyền kéo dài 15 tháng để kiểm tra các thông lệ của Gazprom trong khu vực.

Tổng thống Putin dùng hai từ "nồng ấm" để miêu tả các quan hệ của Nga với châu Âu và nói rằng điều tra chống độc quyền không phải là một cuộc chiến thương mại. Việc bán khí đốt tự nhiên cho châu Âu mỗi năm mang lại cho Gazprom gần 1.000 tỷ USD. Mặc dù những động thái gần đây của Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể duy trì Khu vực sử dụng đồng euro trong ngắn hạn, Gazprom có thể đang tìm lối thoát. Công ty dầu mỏ Repsol (Tây Ban Nha) cho hay họ đã nhận được 6 đề nghị mua cổ phần trong các tài sản LNG tại Canada. Repsol cũng đang tìm cách xuất khẩu khí đốt sang thị trường châu Á. Các nguồn tin cho biết trong số các công ty dự thầu có Gazprom của Nga và Sinopec của Trung Quốc.

S.Phương (Theo RIA Novosti, Petrotimes)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến năng lượng toàn cầu?
  • Năng lượng tái tạo: Cuộc chiến thương mại mới
  • Quan điểm về phát triển thị trường điện cạnh tranh và giá điện ở Việt Nam
  • Năm 2035, tiêu thụ năng lượng toàn cầu tăng 53%
  • Không thể gấp gáp với điện hạt nhân
  • Tiềm năng thủy điện sắp cạn kiệt
  • Cần kiểm toán năng lượng bắt buộc
  • Tiết kiệm năng lượng: Còn vướng mắc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container