Tính đến nay, trong đa số các ngành trong nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường, ngành điện vẫn ở thế độc quyền, đang vận hành theo mô hình liên kết dọc truyền thống.
Sự cần thiết phát triển thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang sở hữu phần lớn công suất các nguồn điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện. EVN cũng giữ vai trò là đơn vị mua điện duy nhất, Tổng Công ty mua bán điện thuộc EVN mua điện năng từ các nhà máy điện khác ngoài EVN như Tập đoàn đầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV),.. để phân phối và bán lẻ điện cho các hộ tiêu thụ điện. Có thể nói, cho đến nay EVN vẫn là tổ chức duy nhất độc quyền kinh doanh điện trong toàn quốc, chưa có sự cạnh tranh ở bất cứ hoạt động nào trong các khâu của ngành điện.
Theo tài liệu của Cục Điều tiết Điện lực, tính đến cuối năm 2010, tổng công suất các nguồn điện toàn hệ thống là 21.542MW. Trong đó, EVN đang quản lý vận hành 24 nhà máy điện với tổng công suất là 14.233MW (chiếm 65,32%), PVN là 2.278MW (chiếm 10,57%, TKV là 1.046MW (chiếm 4,86%), các nhà đầu tư nước ngoài là 2.115MW (chiếm 9,82%), tư nhân là 50MW (chiếm 2,32%), nhập khẩu là 1.000MW (chiếm 4,64%), các loại hình khác là 370MW (chiếm 1,72%).
Qua các số liệu trên cho thấy: EVN nắm giữ phần lớn công suất phát điện, các thành phần khác như PVN, TKV chiếm tỷ trong rất nhỏ, với vai trò bổ sung thêm nguồn điện đóng góp vào nguồn điện đang thiếu hụt phục vụ phát triển kinh tế xã hội, mà chưa hề mang một dấu ấn gì trong phát điện cạnh tranh và kinh doanh bán điện độc lập.
Một đặc điểm đáng quan tâm, trong những năm gần đây hoạt động của EVN kém hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ, nợ hàng năm tăng cao, dẫn tới thiếu nguồn vốn cho đầu tư phát triển, vay vốn rất khó khăn, thiếu minh bạch và mất lòng tin với khách hàng mỗi khi đề xuất việc tăng giá điện. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do sự phát triển chậm chạp thị trường điện cạnh tranh, EVN nắm giữ độc quyền kinh doanh điện quá lâu.
Phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, là động lực cho hoạt động hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện và phát triển kinh tế xã hội. Ngành điện Việt Nam không có con đường nào khác, phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm mọi giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh phát triển thị trường điện canh tranh.
Về thực hiện lộ trình thị trường điện
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được: Hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện ViệtNam, đã thể hiện trong Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình và các điều kiện hình thành phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo quyết định trên, thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:
- Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014)
- Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2014-2022)
- Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022)
Thị trường phát điện cạnh tranh: Là cấp độ đầu tiên của thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phát điện, chưa có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng sử dụng điện chưa có cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình. Các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN ) trên thị trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Cục Điều tiết Điện lực quy định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay.
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Hình thành các đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện. Khách hàng lớn và các công ty phân phối được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường hoặc từ các đơn vị bán buôn. Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh mua điện từ các đơn vị phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối và khách hàng lớn. Chưa có cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụng nhỏ chưa có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện.
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bán điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường. Các đơn vị bán lẻ điện cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện.
Sau một thời gian dài Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và các tổ chức liên quan đã nghiên cứu, xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cũng như đào tạo, tập huấn cho các đơn vị tham gia thị trường, đến ngày 01 tháng 7 năm 2011 thị trường phát điện cạnh tranh đã bắt đầu vận hành thí điểm và theo dự kiến sẽ vận hành chính thức trong năm 2012.
Theo lộ trình, sau khi kết thúc cấp độ 1 thị trường phát điện cạnh tranh vào năm 2014, mới chuyển sang cấp độ 2 thị trường bán buôn cạnh tranh (2015- 2022) và sau năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh.
Quan điểm về thực hiện lộ trình thực hiện thị trường điện
Sự hình thành và phát triển thị trường điện với 3 cấp độ là cần thiết. Thực hiện thành công lộ trình phát triển thị trường điện, đưa vào hoạt động thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động điện lực ở Việt Nam, nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh điện, hạ giá thành tạo cơ sở giảm giá bán điện. Phát triển thị trường điện cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích chung cho người cung cấp và người tiêu thụ điện.
Sau đây là một số ý kiến trao đổi, đề xuất nhằm đẩy nhanh lộ trình và nâng cao chất lượng hoạt động thị trường điện cạnh tranh ở nước ta, cụ thể là:
1. Về lộ trình, phải trải qua 3 cấp độ từ năm 2005 đến 2022 là quá dài, cứng nhắc,các cấp độ thực hiện không có sự đan xen lẫn nhau, phải xong cấp độ này mới chuyển sang cấp độ khác. Như vậy phải sau gần 20 năm thực hiện, đến năm 2022 Việt Nam mới có được thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Thực chất đây được xem là một dự án đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong ngành điện nhằm chuyển đổi từ cơ chế hoạt động độc quyền lạc hậu kém hiệu quả sang cơ chế thị trường cạnh tranh hiện đại. Về kinh nghiệm hoạt động quản lý các doanh nghiệp nhà nước cho thấy vẫn tồn tại một thế lực đang nắm giữ và điều hành theo cơ chế cũ, độc quyền không muốn và thậm chí gây cản trở cho quá trình đổi mới. Đành rằng, hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh ở nước ta là phức tạp và mới mẻ, tuy nhiên nếu không có giải pháp khẩn trương, quyết liệt thì những hậu quả xấu của cơ chế độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, sẽ gây nên những tổn thất khôn lường cho ngành điện và nền kinh tế. Kiến nghị với Chính phủ tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam. Nên chăng tập trung trí tuệ các nhà khoa học, quản lý, chính sách, .. trong các tổ chức có lên quan đóng góp xây dựng thị trường điện cạnh tranh.
2. Thựchiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh cần gắn liền với tái cơ cấu ngành điện theo Nghị quyết TW3 khóa XI về tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế nhà nước, Mô hình ngành điện hiện nay không còn thich hợp với phát triển thị trường điện cạnh tranh. Hiện tại, EVN là đơn vị chiếm phần chi phối lớn nhất (trên 60%) trong khâu phát điện. EVN lại sở hữu vận hành đơn vị mua bán điện duy nhất,Tổng Công ty (TCT) mua bán điện, đơn vị truyền tải, đơn vị vận hành Hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường. Điều này sẽ không đảm bảo điều kiện cho phát triển thị trường điện cạnh tranh theo đúng Quyết định 26/2006/QĐ- TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006. Do đó, để giải quyết những hạn chế của mô hình hiện tại và tạo điều kiện phát triển thị trường điện cạnh tranh, việc tái cấu trúc ngành điện, đặc biệt EVN là một trong những yêu cầu cấp thiết và quan trọng gắn liền với sự phát triển thị trường điện ở Việt Nam. Một số nội dung có thể là:
- Tổ chức lại các nhà máy điện thuộc EVN thành một số TCT phát điện độc lập với EVN (Như đề xuất của Bộ Công Thương)
Yêu cầu trước tiên để thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh là các nhà máy điện tham gia thị trường phải bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà máy điện thuộc EVN và các nhà máy điện thuộc các ngành khác ngoài EVN như PVN, TKV,… Muốn vậy, ngoài một số nhà máy điện lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh nhà nước tiếp tục nắm giữ; phải tổ chức lại các nhà máy điện thuộc EVN thành một số Tổng công ty phát điện (GENCO) độc lập với EVN. Giải pháp nàythực hiện càng sớm sẽ tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng cấp độ 1 về phát triển thị trường phát điện cạnh tranh.
Các nhà máy điện có trên lảnh thổ Việt Nam không nhất thiết phải nối lưới điện quốc gia (hoặc nối chỉ để trao đổi) và bán cho TCT mua bán điện thuéc EVN; có quyền bán trực tiếp cho các khách hàng theo quy định của Chính phủ và luật điện lực. Chẳng hạn, nhà máy điện thuôc PVN ở Bà ria Vũng tàu có quyền bán điện trực tiếp cho các hộ tiêu thụ của PVN và các nganh khác trong pham vi thích hợp, tương tự đối vơi TKV tại Quảng Ninh,…
- Tổ chức lại Tổng Công ty mua bán điện, đơn vị Điều độ HTĐ quốc gia, đơn vị Điều hành giao dịch thị trường điện, .. Ba tổ chức này có mối liên kết rất chặt chẽ về kỷ thuật, kinh tế, tài chính và quản lý, nên chăng tổ chức lại thành một TCT hợp nhất, độc lập với EVN.
- Việc thực hiện cấp độ thị trường bán buôn, bán lẻ điện canh tranh sẽ mở rộng sư tham gia đối với các đợn vị trong và ngoài EVN. Hiện EVN đang nắm giữ hầu như toàn bộ bán buôn và bán lẻ. Thực hiện cấp độ này liên quan chặt chẽ tới nội dung tái cấu trúc của EVN, ngµnh ®iÖn.
Giá điện trên thị trường điện cạnh tranh
Hiện trạng về giá điện
Giá điện ở Việt Nam, từ năm 1992 đến nay đã điều chỉnh tăng trên chục lần, năm 2011 điều chỉnh 2 lần: ngày 01 tháng 3 năm 2011 tăng 15,28% so với năm 2010, ngày 20 tháng 12 năm 2011 tăng tiếp 5%. Tính đến nay giá điện bình quân (kể cả thuế VAT) là 1.434 đ/kWh (tương đương 7Uscent/kWh). Biểu giá điện sau mỗi lần điều chỉnh có được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được 3 mục tiêu chủ yếu của định giá điện: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, khả thi tài chính.
Biểu giá điện và ban hành các kỳ điều chỉnh giá điện còn chưa thuyết phục, mang nặng cơ chế hành chính, thiếu cơ sở khoa học, thiếu minh bạch nên khó thuyết phục được sự đồng thuận của các khoa học, quản lý, đặc biệt các khách hàng sử dụng điện.
Giá điện hiện nay đang thực hiện theo Luật Điện lực ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004 bao gồm; Điều 29. Chính sách giá điện. Điều 30. Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện. Điều 31.Giá điện và các loại phí.
Tuy nhiên, về phương pháp xây dựng biểu giá điện hiện nay chủ yếu dựa trên chi phí thống kê hạch toán giá thành của EVN (chưa đủ độ tin cậy), với mục đich bù lỗ mà không tính đến nguyên nhân và các biện pháp giảm chi phí, chưa áp dụng phương pháp phổ biến và hiện đại theo chi phí biên dài hạn, chưa xây dựng biểu giá 2 thành phần: công suất và điện năng, điều chỉnh giá điện mới chú ý đến làm tăng giá điện mà chưa quan tâm đến giảm giá điện như mùa nước và việc tăng công suất các nhà máy thuỷ điện, giảm tổn thất, giá thành,..
Quan điểm về giá điện trong thị trường điện
- Về nguyên tắc, việc lập và điều chỉnh giá điện từ nay cho đến khi có được thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo ở Việt Nam, cần thiết dựa vào các cơ sở sau đây: i/ Chính sách năng lượng quốc gia, chính sách giá năng lượng và đặc biệt chính sách giá điện.ii/ Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng chi trả của người dân. iii/ Quan hệ cung cầu về điện năng. iiii/ Chi phí sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hợp lý của các đơn vị điện lực nhằm đảm bảo phát triển tài chính cho phát triển ngành điện. iiiii/ Mức độ phát triển của thị trường điện lực.
- Về giá điện, quan trọng nhất là giá bán lẻ bình quân và biểu giá bán lẻ cho các khách hàng trực tiếp dùng điện. Thị trường điện là nơi giao dịch giữa hai đối tượng chủ yếu: người cung cấp và người tiêu thụ trực tiếp thông qua giá cả. Người cung cấp đối với thị trường điện bao gồm các đơn vị sản xuất, truyền tải, phân phối và quản lý: người tiêu thụ bao gồm các khách hàng trực tiếp dùng điện. Giá bán điện được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất, truyền tải, phân phối và lợi nhuận hợp lý, với sự đồng thuận của người khách hàng. Nhà nước sẽ quyết định giá bán lẻ bình quân và biểu giá điện.
- Ý kiến về đề xuất của Bộ Công Thương bổ sung giá điện trong Luật Điện lực Việt Nam. Trong tháng 4 năm 2012, Bộ Công Thương, cơ quan soạn thảo bổ sung dự luật Điện lực đề nghị Nhà nước không nên can thiệp vào giá điện để có được thị trường điện cạnh tranh toàn diện và thu hút đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu điện như thời gian vừa qua. Theo quan điểm của Bộ Công Thương đề xuất 8 loại giá, phí thay cho việc Nhà nước quy định giá bán lẻ điện bình quân, trong đó có 3 loại giá: giá phát điện, giá bán buôn và giá bán lẻ điện, có 5 loại phía điều hành giao dịch thị trường điện lực và phí dịch vụ phụ trợ. (Báo Dân trí ngày 17 tháng 4 năm 2012).
Ý kiến của người phản biện đề nghị xem xét đề xuất của Bộ Công Thương và đề nghị quản lý Nhà nước về giá điện tõ nay cho đến khi Việt Nam có thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo như sau:
- Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt giá bán lẻ bình quân và biểu giá điện khi lập và điều chỉnh giá điện cho toànquốc.
- Thủ tướng không quy định giá phát điện, giá bán buôn và các loại giá truyền tải, phân phối và giá dịch vụ phụ trợ HTĐ. Các loại giá này sẽ được thương thảo bởi các đơn vị có liên quan đến tham gia thị trường với sự quản lý của Bộ Công Thương.
- Bỏ các loại phí đối với giá điện , chỉ gồm các loại giá : giỏ phỏt di?n, giỏ truyên tải, giá phân phôi, giá dịch vụ phụ trợ HTĐ .
- Không bù chéo trong giá điện, mà chỉ nên quy định giá bán lẻ hợp lý cho tong đối tượng khách hàng trong biểu giá điện .
- Các yếu tố đầu vào khi xem xét điều chỉnh giá điện cần tính đến các yếu tố làm giẩm giá điện như yếu tố mùa và công suất, sản lương tăng thêm đối với nhà máy thuỷ điên, giảm tổn thất HTĐ,...
NGUT. PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ// Tầm Nhìn
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com