Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gazprom-CNPC nhất trí về thỏa thuận cung cấp khí cho Trung Quốc

Hôm 28/12, Gazprom, nhà xuất khẩu năng lượng khổng lồ Nga cho biết, Tập đoàn này và PetroChina, công ty con của tập Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã cùng nhất trí các điều khoản cơ bản về nguồn cung khí đốt tự nhiên của Nga sang Trung Quốc.

Một phái đoàn do Phó Tổng Giám đốc Gazprom Alexander Medvedev đã tổ chức vòng đàm phán thương mại cuối cùng với CNPC trong năm về nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang Trung Quốc dọc theo tuyến đường phía Tây và phía Đông.

"Thỏa thuận này xác định điều khoản thương mại và kỹ thuật cơ bản về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho người tiêu dùng Trung Quốc," Gazprom cho biết trong một tuyên bố.

Về hướng tây, khí đốt sẽ xuất phát từ Tây Siberia; trong khi ở các tuyến đường phía đông, khí sẽ được bơm từ Đông Siberia, vùng Viễn Đông và các mỏ ngoài khơi Sakhalin.

Hồi đầu tháng Mười Hai, người ngôn viên của Gazprom, ông Sergei Kupriyanov cho biết trong tương lai lượng xuất khẩu khí tự nhiên của Nga sang Trung Quốc sẽ đạt mức 1/3 lượng khí Nga xuất khẩu sang Châu Âu.

"Tôi tin rằng lượng cung khí đốt cho Trung Quốc sẽ bằng 1/3 lượng cung cấp khí đốt mà chúng tôi xuất khẩu cho châu Âu", ông Kupriyanov nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức quốc tế Nước Nga Ngày nay (Russia Today).

"Thị trường phía đông rõ ràng không lớn như thị trường châu Âu, đơn giản vì nó mới bắt đầu đi vào phát triển, song tốc độ phát triển của nó sẽ mạnh mẽ hơn so với thị trường châu Âu trong những năm tới", ông nói.

Trước đây, Phó giám đốc điều hành Gazprom, ông Alexander Medvedev cho rằng “gã khổng lồ” năng lượng Nga dự định sẽ tăng xuất khẩu khí đốt ra bên ngoài Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS) khoảng 13% vào năm 2010, từ mức hiện tại đạt 160,8 tỷ mét khối và tăng nguồn thu ngoại tệ 18%, lên 50,3 tỷ USD.

Trong năm 2009, Gazprom hy vọng sẽ đạt được lượng ngoại tệ từ việc xuất khẩu khí đốt ra bên ngoài các khối CIS khoảng 40 tỷ USD với sản lượng đạt 142,5 tỷ mét khối.

(Trang tin VN&QT)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Trung Quốc cho vay lãi suất thấp phát triển ngành điện gió
  • Nga vẫn làm chủ thị trường năng lượng châu Âu
  • Lượng dầu mỏ giảm dần trong vòng 20 năm nữa
  • Chương trình loại bỏ xe cũ tại Anh đang bị chỉ trích do lượng xe nhập khẩu tăng mạnh
  • Trung Quốc sẽ là nước sản xuất điện thứ hai thế giới
  • Các công ty dầu lửa quốc tế lớn đang trở lại Iraq
  • Trung Quốc - Nhật Bản "ganh đua" nhập khẩu than đá
  • Giá than thế giới dự kiến sẽ tăng 8% trong năm tới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container