Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lách luật!

Trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La

Trên công trường xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La

Chỉ đạo mới đây của Chính phủ về việc xem xét lại tổng mức đầu tư các dự án điện lớn dự định khởi công trong năm 2009-2010 có tính tới yếu tố trượt giá có thể khiến chủ đầu tư và cơ quan cấp trên trực tiếp thận trọng hơn khi ra quyết định đầu tư.


Sự cẩn trọng của Chính phủ rất có thể xuất phát từ câu chuyện về thủy điện Tuyên Quang. Dự án này được phê duyệt đầu tư từ tháng 4/2002; dự kiến đầu năm 2007 sẽ phát điện tổ máy số 1. Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lập trong giai đoạn 2000 - 2001. Tại thời điểm phê duyệt đầu tư dự án, tổng số dân phải di dời và tái định cư là 17.350 người, dự báo đến năm 2005 là 18.400 người, tập trung tại 3 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn. Khi đó, Chính phủ đã cho phép sử dụng nguồn vốn ngân sách cho công tác bồi thường di dân và tái định cư.


Ấy vậy mà, sau khi cắm mốc giải phóng lòng hồ và điều tra chi tiết, EVN và 3 tỉnh trên mới phát hiện đã bỏ sót tới 10 thôn bản! Tổng số dân phải di dời lên đến 23.600 người, tức là tăng thêm hơn 5.000 dân trong diện di dời và làm tăng tổng mức đầu tư phần đền bù di dân tái định cư thêm 1.000 tỷ đồng so với báo cáo nghiên cứu khả thi. Chiếu theo tiêu chuẩn về công trình trọng điểm quốc gia, với số dân di dời vượt 20.000 người thì dự án phải được trình Quốc hội xem xét.

Dự án với quy mô vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng, trong đó có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên phải được trình ra Quốc hội xem xét.





Nếu xét ở khía cạnh này thì sự băn khoăn của không ít đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội vừa qua khi cho rằng, dường như đã có “kỹ xảo” chia nhỏ các dự án liên quan đến phát triển ngành công nghiệp bauxit để quy mô về vốn của mỗi dự án “lọt khung”, khỏi phải trình lên xin ý kiến của Quốc hội, là không phải không có cơ sở.


Dĩ nhiên, câu chuyện có “chia nhỏ” để “khỏi xin” hay không cần có thời gian mới chứng minh được. Nhưng nếu chiếu theo quy định:“quy mô vốn đầu tư từ 20.000 tỷ đồng Việt Nam (tương đương với 1,12 tỷ USD theo tỷ giá hiện nay) trở lên đối với dự án, công trình có sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên” của Nghị quyết 66/2006/QH11, chắc chắn số dự án trở thành công trình trọng điểm quốc gia cần phải xin ý kiến của Quốc hội sẽ tăng vọt trước thực tế trượt giá do lạm phát trong hai năm trở lại đây gây ra.


Đối với các dự án điện, theo báo cáo mới nhất, trong năm 2009 - 2010 sẽ có 19 dự án nguồn điện chuẩn bị khởi công. Tuy nhiên, không ít các dự án điện được khởi công trong giai đoạn này lại thuộc một cụm dự án hay một trung tâm nhiệt điện có tổng quy mô lên tới 1.200 - 2.400 MW như Trung tâm nhiệt điện Thái Bình (1.800 MW gồm 3 dự án), Vĩnh Tân (2.400 MW gồm 2 dự án); Nghi Sơn (1.800 MW gồm 2 dự án); Vũng Áng (2.400 MW gồm 2 dự án)….


Theo tính toán của các chuyên gia, suất đầu tư 1 MW điện hiện nay dao động từ 1,2 - 1,4 triệu USD, tức là các cụm nhiệt điện có tổng quy mô 1.200 MW sẽ đòi hỏi 1,5 tỷ USD vốn đầu tư. Nếu quy ra tiền đồng thì con số này vượt xa so với  20.000 tỷ đồng Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa nếu để nguyên một trung tâm điện lực quy mô 1.200 MW thì công trình này chắc chắn thuộc diện phải trình ra Quốc hội để xem xét. Trong khi đó, nếu chia thành các dự án nhỏ như san lấp mặt bằng, dự án nhà máy điện số 1, dự án nhà máy điện số 2… (như cách đang được các chủ đầu tư những nhà máy điện này áp dụng) thì sẽ tránh được khâu này.


Vấn đề đáng nói là, NQ 66/2006/QH11 lại không hề đưa ra yêu cầu cụ thể để khi nào những dự án đó được xem xét với tư cách là dự án độc lập, khi nào thì phải xem xét trong một cụm công trình gồm các dự án liên kết chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, Quốc hội đã từng ra quyết định việc đầu tư Công trình khí - điện - đạm Bà Rịa – Vũng Tàu với hơn 10 dự án thành phần đi từ khâu thượng nguồn tới hạ nguồn, thậm chí có những dự án rất độc lập với nhau về mặt ngành nghề như khai thác khí - đường ống dẫn khí, sản xuất điện, sản xuất đạm. Không kể quy mô vốn khá lớn, Công trình Khí - điện - đạm Bà Rịa - Vũng Tàu ở vào thời điểm được xem xét còn có những ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế, xã hội cũng như nhiều dự án lần đầu tiên được đầu tư tại Việt Nam. Sau Công trình khí - điện - đạm Bà Rịa - Vũng Tàu, cho tới nay mới chỉ có thêm Dự án thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án khí - điện Cà Mau và Dự án 5 triệu ha rừng thuộc diện được đưa ra Quốc hội xin ý kiến.


Còn với dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam hay dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn dù có quy mô lên tới 4 - 6 tỷ USD, tức là gấp ít nhất 3 lần quy định 20.000 tỷ đồng nhưng do các nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ vốn trên 71% nên cũng không phải trình ra Quốc hội cho ý kiến. Nhiều chuyên gia trong ngành nhận xét, với các dự án điện có kế hoạch khởi công năm 2009 - 2010, ngoại trừ mức độ lớn về vốn thì sự phức tạp chắc chắn không bằng các dự án về hóa dầu và cũng không xa lạ với chủ đầu tư lẫn các cơ quan hữu trách (bởi đã và đang được xây dựng quá nhiều). Nếu được xem xét theo từng dự án độc lập thì có thể không bị mất thêm thời gian để ra quyết định.


Ngược lại, với một trung tâm nhiệt điện lớn và cần Quốc hội cho ý kiến thì chủ đầu tư sẽ phải tính toán cẩn thận hơn về hiệu quả cũng như tổng mức đầu tư để tránh khả năng việc thực hiện dự án bị kéo dài. Điều cần lường trước là khả năng chủ đầu tư cứ hạ vốn cho thoát khỏi tiêu chí 20.000 tỷ đồng rồi sau đó tha hồ điều chỉnh tăng thêm. Nhất là khi trên thực tế những lo ngại trong dư luận về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách tại các tập đoàn, tổng công ty lớn nhà nước (theo kiểu tùy tiện trong việc thay đổi địa điểm xây dựng, điều chỉnh dự toán, tự ý điều chỉnh tỷ giá, mua sắm vật tư, thiết bị trị giá hàng triệu USD rồi để không… làm thất thoát, lãng phí hàng tỷ đồng vốn ngân sách) không phải là hoàn toàn vô căn cứ.

(Theo Hoàng Minh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Kim ngạch xuất khẩu than đá 6 tháng giảm
  • Nga sẽ xuất khẩu 329 triệu tấn dầu từ nay tới 2030
  • Chuyển sang xây nhà máy điện ở nước ngoài
  • Khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh)
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chưa thể vận hành 100% công suất
  • Dầu nhập khẩu được tạm ứng cấp bù 95% lỗ phát sinh năm 2008
  • Nhập khẩu dầu thô của Nhật Bản giảm trong tháng 7/2009
  • Tăng sản lượng sản xuất than lên 43 triệu tấn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container