Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ: Ngành công nghiệp dầu mỏ đang rơi vào khủng hoảng

Thảm họa tràn dầu xảy ra trên vùng biển bang Louisiana (Mỹ) do hãng dầu khí BP (Anh) gây ra và việc chính phủ Obama tạm đình chỉ hoạt động thăm dò khai thác dầu dưới biển trong 6 tháng mà đã khiến một trong những ngành mũi nhọn của Mỹ rơi vào khủng hoảng. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Vịnh Mexico không chỉ cung cấp năng lượng cho Mỹ mà còn trở thành nguồn cung cấp việc làm chính tại đây.

Các quan chức của bang Texas, bang Lousiana và các bang khác của Vịnh Mexico đều cho rằng, việc chính phủ tạm đình chỉ hoạt động khai thác dầu mỏ dưới biển đã khiến hàng nghìn người mất việc, đồng thời còn khiến các công ty phải chuyển các giàn khoan đắt tiền của mình đến những nơi khác có nhu cầu trên thế giới. Tuần trước, TT Obama cho hay, nếu ủy ban kiểm tra vấn đề an ninh nhanh chóng hoàn tất cuộc điều tra, thì ông sẽ sớm hủy bỏ lệnh cấm này.

Nếu ngành năng lượng cắt giảm việc làm của hàng nghìn người, có thể khiến thu nhập tài chính và tăng trưởng kinh tế của các bang tại Vịnh Mexico - vốn phụ thuộc vào ngành năng lượng - bị tác động nặng nề. Nhưng nếu sản lượng dầu mỏ Vịnh Mexico bị suy giảm rõ rệt, cả nước Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Mỹ vẫn cần khai thác dầu tại Vịnh Mexico

Mặc dù khủng hoảng vẫn đang tồn tại, nhưng giáo sư sử học ngành năng lượng của trường Đại học Houston – ông Taylor Priest cho rằng, Mỹ vẫn cần phải khai thác dầu mỏ tại Vịnh Mexico, nếu không Mỹ buộc phải nhập khẩu nhiều dầu mỏ hơn nữa từ các nước khác.

Theo ông này: “Mọi người đã trông thấy những ảnh hưởng to lớn do sự cố tràn dầu gây ra và mọi người cảm thấy vô cùng lo lắng về việc khai thác dầu ngoài khơi, điều này có thể hiểu được. Nhưng mặt khác, chúng ta vẫn cần đến số dầu ngoài khơi đó. Sản lượng dầu mỏ của Vịnh Mexico chiếm khoảng 30% sản lượng dầu mỏ toàn nước Mỹ”.

Ông Rriest cũng cho biết thêm, các công ty năng lượng từ năm 1938 đã bắt đầu khai thác dầu mỏ ngoài khơi, nhưng sau Đại chiến thế giới II, cùng với việc các nơi khác trên thế giới ngày càng khó phát hiện ra tài nguyên, nên hoạt động khai thác dầu ngoài khơi phát triển khá nhanh. Thực tế đã chứng minh, lợi nhuận từ các mỏ dầu cũng vô cùng to lớn.

“Hiệu quả sản xuất dự trữ dầu mỏ dưới biển rất cao”. Các giếng dầu dưới biển đạt sản lượng lớn, sản lượng một giếng dầu có thể đạt 20, 30 thậm chí 40 nghìn thùng/ngày, còn sản lượng của một giếng dầu có chất lượng trên đất liền hay vùng nước nông chỉ có 1000 – 3000 thùng/ngày.

Chính phủ cần tăng cường giám sát

Trong suốt 30 năm qua, các giàn khoan dưới biển của Vịnh Mexico đều chưa từng phát sinh sự cố nào nghiêm trọng, nhưng ông Priest cho rằng, mức độ nghiêm trọng của sự cố lần này có thể khiến chính phủ thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra giám sát. Ông nói, vấn đề mà chính phủ phải đối mặt là tìm ra những quan chức có đầy đủ kinh nghiệm và được đào tạo bài bản để tiến hành công tác kiểm tra giám sát quản lý một cách chính xác. “Công việc của chúng ta thực sự rất gian nan, bởi vì đây là một ngành phức tạp nhất trên thế giới này hiện nay”, ông Priest nhấn mạnh.

(vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Phong điện tắc đầu ra
  • Nga "vượt mặt" Ả Rập Xê Út trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới
  • Khủng hoảng dầu mỏ không còn xa nữa!
  • “Ukraine chỉ phát triển được ngành khí đốt nếu hợp tác với Nga”
  • Gazprom sẽ cung cấp khí đốt dài hạn cho Trung Quốc
  • Ấn Độ tìm cách để mua trực tiếp khí đốt của Iran
  • BP đứng trước mối đe dọa bị Shell thâu tóm
  • Điện cạn theo nguồn nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container