Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhu cầu của Trung Quốc đẩy giá than toàn cầu tăng lên

Một xà lan chuẩn bị chở than từ Úc sang Trung Quốc. - tinkinhte.com
Một xà lan chuẩn bị chở than từ Úc sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nhu cầu nhập khẩu than của Trung Quốc trong năm nay sẽ làm cho giá than toàn cầu tăng lên. Một cuộc thăm dò của Reuters cho biết nhu cầu than sẽ tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay, ước tính khoảng 9,5%.

Kể từ cuối tháng 8-2009, giá than tăng gần 30%. Vào giữa tháng 1-2010, giá than leo lên 100 đô la Mỹ/tấn, sau đó giảm còn 95 đô la Mỹ/tấn. Nguyên nhân một phần vì Trung Quốc đóng cửa các mỏ than nhỏ làm giảm sản lượng than trong nước, dẫn đến nguồn cung eo hẹp. Việc đóng cửa các mỏ than khiến ngành thép của Trung Quốc tăng nhập khẩu than gấp 10 lần.

“Nếu Trung Quốc tiếp tục làm như vậy, cộng với việc nền kinh tế Mỹ, Tây Âu và toàn cầu hồi phục thì trong 2-3 năm nữa, nhu cầu than trên thị trường sẽ rất chạy” - Giám đốc của Teck Resources, Don Lindsay nói.

Trung Quốc tăng nhập khẩu để bù thiếu hụt

Số liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy trong năm 2009, số lượng than nhập khẩu của Trung Quốc cao kỷ lục, đạt 126 triệu tấn, gấp ba lần năm trước đó. Lượng nhập khẩu ròng trong năm 2009 là 103 triệu tấn. Năm 2009, Trung Quốc đã thu mua các nguồn than dư của thị trường châu Á-Thái Bình Dương, nhập khẩu than của Colombia, Nam Phi và Mỹ.

Quí 4-2009, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt 10,7%, đẩy mạnh nhu cầu về than. Đồng thời, mùa đông và nhu cầu của ngành thép làm cho nhu cầu than của Trung Quốc tăng lên. Lượng nhập khẩu than tháng 12-2009 đạt 16 triệu tấn, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước đó, khiến cả năm 2009, lượng nhập khẩu than của Trung Quốc tăng gấp đôi so với năm trước đó.

Sản lượng than của Trung Quốc đầu tháng 3-2010 có thể bị hạn chế do chính phủ tiếp tục đóng cửa các mỏ than nhỏ, trong khi tỉnh Sơn Tây – tỉnh sản xuất than lớn nhất của Trung Quốc - tiếp tục chỉnh đốn các mỏ than. Một báo cáo cho thấy 98% các mỏ than nhỏ ở Sơn Tây thực hiện sáp nhập nhưng chỉ hơn 80% nhận được giấy phép khai khoáng.

Tuy nhiên, sản lượng than của Trung Quốc có khả năng tăng từ 3 tỉ tấn năm ngoái lên 3,3 tỉ tấn trong năm nay. Các nhà phân tích cho biết Trung Quốc có nhu cầu lớn về than chủ yếu để đáp ứng năng lực sản xuất trong nước. Do vậy, sản xuất trong nước tăng hoặc giảm nhẹ cũng có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong sản lượng nhập khẩu than.

Giá than thế giới sẽ tăng từ tháng 4

Trung Quốc đột nhiên trở thành người mua than chính làm thị trường toàn cầu bị dao động vì trước đó, Trung Quốc luôn tự túc về than. Nhà phân tích Ghee Peh của tập đoàn UBS (Thuỵ Sĩ) nói: “Việc vận chuyển than bằng đường biển đến Trung Quốc ngày càng nhiều”.

UBS dự báo từ tháng 4-2010 trở đi, giá than từ 90 đô la Mỹ/tấn sẽ tăng lên 95 đô la Mỹ/tấn do nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên, trong khi nguồn cung ở Ấn Độ và Nam Phi gặp khó khăn. Một nhà phân tích cho biết: “Vào tháng 4, chúng ta sẽ thấy tác động của việc nhập khẩu than của Trung Quốc, khi đó, giá các hợp đồng sẽ cao hơn nữa”.

Giá than tại cảng Tần Hoàng Đảo, cảng than chính của Trung Quốc, tăng lên 1/3 kể từ tháng 8-2009, đến 745 nhân dân tệ/tấn (tương đương 2.045.000 đồng Việt Nam). Các nhà phân tích và kinh doanh cho rằng nguồn cung cấp hạn chế đã đẩy giá than tăng lên.

(Theo Phúc Minh // Thời báo kinh tế Sài Gòn // Reuters)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Giá than bán cho sản xuất điện tăng 28% - 47%
  • Trung Quốc sẽ mua đại gia năng lượng của Argentina?
  • Điện mùa khô: Nguồn thiếu, Cầu cao
  • Tiêu thụ than nhiệt điện ở Trung Quốc duy trì ở mức cao
  • Xây dựng Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với một gói thầu duy nhất
  • Sẽ thăm dò khai thác bể than Sông Hồng trong năm nay
  • PVN đặt mục tiêu tăng doanh thu từ dịch vụ dầu khí
  • Cung cấp điện trong tháng 3 sẽ gặp nhiều khó khăn do nắng nóng gay gắt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container