Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

OPEC sẽ giữ nguyên hạn ngạch sản lượng dầu mỏ

12 thành viên OPEC - hiện cung cấp tới hơn 40% tổng sản lượng dầu mỏ trên thị trường thế giới- dự kiến sẽ giữ nguyên mức sản lượng 24,84 triệu thùng dầu/ngày hiện nay trong cuộc họp diễn ra vào thứ tư (17/03) tới.

Bộ trưởng Bộ dầu khíEcuadorGermanico Pinto hôm thứ năm tuần trước (11/03) đã đưa ra nhận định rằng trong cuộc họp sắp tới của OPEC, "việc thay đổi chính sách là không cần thiết" với hy vọng giá dầu thế giới sẽ tiếp tục được duy trì"ở mức hợp lý" khoảng 70USD/thùng tới 80USD/thùng.

Vài ngày trước thời điểm cuộc họp chính thức diễn ra tại
Vienna, Cơ quan năng lượng quốc tế(IEA) đã công bố báo cáo hàng tháng của tổ chức này, trong đó có đưa ra đánh giá rằng nhu cầu dầu mỏ của các nền kinh tế mới nổi sẽ dẫn đầu nhu cầu dầu mỏ thế giới năm 2010, đặc biệt là nhu cầu của thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, IEA cũng cảnh báo rằng nhu cầu dầu mỏ, một trong những chỉ số đánh giá hoạt động của nền kinh tế, của các nền kinh tế phát triển sẽ chưa thể hồi phục ngay trong năm 2010.


Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ khi các nước trên thế giới phục hồi sau khủng hoảng phần lớn được bù đắp bằng nguồn dầu dự trữ của các quốc gia, nhờ đó tránh được tình trạng giá dầu thô thế giới tăng vượt ngưỡng 80USD/thùng.


Andrey Kryuchenkov, chuyên gia phân tích của
VTB Capital cho rằng, mặc dù OPEC có thể sẽ giữ nguyên hạn ngạch sản lượng hiện tại những có thể tổ chức này sẽ phải cam kếtcải thiện sự nhất trí giữa các quốc gia thành viên về sản lượng cung cấp dầu mỏ mục tiêu.

Hiện tại, hạn ngạch sản lượng mà 12 quốc gia thành viên OPEC cung cấp cho thị trường, không bao gồm Iraq, vẫn được giữ ở mức 24,84 triệu thùng/ngày như từ hồi tháng 01/2009.


OPEC cần phải tìm được sự nhất trí chung về vấn đề hạn ngạch sản lượng dầu mỏ, đặc biệt là khi thị trường đã bắt đầu nảy sinh mối lo ngại rằng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ suy yếu đi khi chính phủ các nước rút lại những biện pháp kích thích kinh tế được tung ra nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế các quốc gia này thoát khỏi khủng hoảng toàn cầu.


Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, OPEC đã đưa ra nhận định về thị trường dầu mỏ toàn cầu, trong đó có đoạn viết: "Nhu cầu dầu mỏ thế giới vẫn phụ thuộc khá cao vào kinh tế toàn cầu, nền kinh tế hiện được hỗ trợ chủ yếu bằng các gói kích thích kinh tế của chính phủ các nước. Những chương trình kích thích này đã mang lại sự hồi phục tích cực cho các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó bao gồm cả mảng năng lượng. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra hiện nay là liệu chính phủ các nước có khả năng hỗ trợ cho nền kinh tế quốc gia được bao lâu nữa?"


Giá dầu thô trên thị trường thế giới đã trượt dài kể từ mức kỷ lục 147USD/thùng hồi tháng 07/2008 xuống mức đáy 32 USD/thùng vào tháng 12/2008 do tác động từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, cho tới nay, giá dầu thô trên thế giới đã dần tăng trở lại và đi vào ngưỡng hợp lý nhờ vào hy vọng hồi phục kinh tế của thị trường toàn cầu.

 

 

(Vitinfo)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Sản lượng khai thác dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào 2014
  • BP mua lại quyền khai thác dầu ngoài khơi Brazil
  • Nhu cầu của Trung Quốc đẩy giá than toàn cầu tăng lên
  • Giá than bán cho sản xuất điện tăng 28% - 47%
  • Trung Quốc sẽ mua đại gia năng lượng của Argentina?
  • Điện mùa khô: Nguồn thiếu, Cầu cao
  • Tiêu thụ than nhiệt điện ở Trung Quốc duy trì ở mức cao
  • Xây dựng Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn với một gói thầu duy nhất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container