Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủy điện Lai Châu sẽ khởi công đúng tiến độ

picture
Nhà máy Thủy điện Lai Châu được xây dựng tại xã Nậm Hàng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Về cơ bản, dự án đang được triển khai đúng tiến độ, hiện các hạng mục công trình cần thiết cho việc khởi công dự án vào cuối năm nay đang được gấp rút hoàn thành, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội kết quả giám sát về dự án Thủy điện Lai Châu.

Được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư ngày 25/11/2009, dự án Thủy điện Lai Châu có tổng mức đầu tư dự tính là 32.600 tỷ đồng, công suất lắp máy 1.200 MW (gồm 4 tổ máy). Theo lộ trình, nhà máy sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2010, phát điện tổ máy số 1 vào 2016, hoàn thành công trình vào năm 2017.

Kết quả giám sát cho thấy, công tác thiết kế dự kiến sẽ hoàn thành cuối tháng 10/2010. Đến thời điểm hiện tại, đã triển khai nhiều hạng mục công trình, như làm đường công vụ, bãi thải, đào hố móng công trình dẫn dòng giai đoạn 1 và bóc lớp phủ mỏ đá.

Nhiều hạng mục chuẩn bị công trường và mặt bằng thi công đợt 1 cũng đang được hoàn thiện như cầu Lai Hà, cầu qua sông Đà, tuyến đường 127, khu nhà ở và làm việc cho các nhà thầu…

Về giải ngân, cơ quan giám sát cho biết năm 2010 chủ đầu tư đã giải ngân 118,4 tỷ đồng với hạng mục cầu Lai Hà và đường giao thông vào địa điểm xây dựng thủy điện Lai Châu từ vốn vay tín dụng thương mại của Thủy điện Sơn La. Các hạng mục khác được sử dụng từ vốn tự có của chủ đầu tư, hiện đã giải ngân 265,4 tỷ đồng trên tổng số 550 tỷ đồng, đạt 48,3% kế hoạch năm 2010.

Báo cáo giám sát cũng cho biết, cầu Lai Hà và đường giao thông vào địa điểm xây dựng nhà máy sẽ tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay tín dụng thương mại từ dự án Thủy điện Sơn La. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cam kết là đầu mối thu xếp vốn cho dự án với tổng giá trị cam kết 14.500 tỷ đồng.

Qua giám sát, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã đưa ra nhiều kiến nghị, trong đó có việc khẩn trương triển khai xếp vốn cho các công trình để đảm bảo tiến độ dự án cũng như vốn thực hiện các hạng mục cơ sở hạ tầng cho các khu, điểm tái định cư của dự án. Đồng thời, việc di dân tái định cư phải đảm bảo tiêu chí người dân đến nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn nơi cũ.

(Theo Vneconomy)

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Thủy điện Tây Nguyên, miền Nam khô khát
  • Năng lượng tái tạo: vẫn chưa đến thời
  • Australia - Nhà sản xuất khí đốt lớn thứ ba OECD vào năm 2035
  • Thủy điện Sơn La: Vượt dự toán hơn 22.000 tỉ đồng
  • Nguy cơ ở các mỏ dầu khí luôn hiện hữu
  • Vùng nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học
  • Sẽ nối lại hoạt động khai thác dầu trên Vịnh Mexico
  • Nhà máy lọc dầu Dung Quất bước đầu phát huy hiệu quả kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container