Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc xây dựng thêm 20 đập thủy điện

 
 

Trung Quốc dự định xây dựng thêm 20 đập thủy điện nữa dọc theo con sông dài nhất nước này từ nay cho đến năm 2020, như một phần trong kế hoạch phát triển thủy điện của sông Dương Tử.


Trang web của Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc đã đăng phát biểu của Thứ trưởng Hu Siyi trong một diễn đàn tại Thượng Hải nhằm kêu gọi đầu tư vào các dự án thủy điện trên các phụ lưu và các nhánh phía trên của sông Dương Tử. Trên con sông này hiện đã có dự án thủy điện lớn nhất thế giới là đập Tam Hiệp.

Trung Quốc sẽ xây dựng thêm 20 dự án thủy điện trên hệ thống sông Dương Tử vào năm 2020. Ảnh: AFP


Trung Quốc đang coi thủy điện là nguồn năng lượng quan trọng để thay thế dần than đá vốn chiếm hơn 70% nguồn cung năng lượng cả nước. Tuy nhiên, các nhà khoa học đặt vấn đề về ảnh hưởng của các đập lớn này đối với môi trường.


Tờ China Daily hôm thứ Hai, 20-4 đã tường thuật lại một báo cáo gần đây của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chứng tỏ rằng đập Tam Hiệp đang gây hại đến chất lượng nước và hệ thống sinh thái của khu vực đầm lầy cũng như nguồn dự trữ cá. Thay đổi khí hậu cũng làm giảm nguồn cung nước sông bởi lượng mưa đã giảm mỗi năm từ năm 2006.


Tờ báo này cũng trích lời của ông Cai Qihua, Giám đốc Ủy ban nguồn nước sông Dương Tử vào ngày thứ Ba tuần trước rằng chính phủ dự định sử dụng 60% các nguồn năng lượng từ thủy điện của con sông này vào năm 2030; hiện chỉ có 36% nguồn năng lượng này được sử dụng.


Trung Quốc là nước có nguồn thủy điện lớn nhất thế giới với tiềm năng theo lý thuyết là 540 triệu kilowatt. Từ năm 2003 đến nay đập Tam Hiệp đã sản xuất đủ điện đáp ứng khoảng 8,8% lượng điệm tiêu thụ ở Trung Quốc trong năm 2008.


Ông Hu Siyi cuối tuần qua cho biết trong 5 năm qua Trung Quốc đã phát hiện 3.415 nhà máy thủy điện không đạt tiêu chuẩn ở các tỉnh nông thôn giàu tài nguyên nước. Có tới một nửa trong số này đã được xây dựng mà không có bản thiết kế được nhà nước phê duyệt và có tới 71,9% số này không kiểm tra chất lượng trước khi hoạt động.

Theo Mỹ Hạnh // kinhtesaigon

  • Vì sao Việt Nam vẫn phải mua điện từ Trung Quốc?
  • Xăng dầu: Cuộc chơi vẫn của các 'ông lớn'
  • Giá điện sẽ được điều chỉnh từ ngày 1/7?
  • Tổng giám đốc Petrolimex nói gì về “minh bạch xăng dầu”?
  • Sếp Petro Vietnam “chẳng tin” dự án lọc dầu 27 tỷ USD
  • Điều kỳ lạ của giá dầu
  • An ninh năng lượng và phát triển bền vững: Bài học từ Hàn Quốc
  • EIA dự kiến giá dầu sẽ lập lại kỷ lục vào 2030.
  • Phụ gia Maz cho nhiên liệu: Tiết kiệm hàng ngàn tỷ đồng
  • Petro Vietnam sẽ khai thác dầu tại Nicaragua
  • Trung Quốc nỗ lực tích trữ dầu mỏ
  • Venezuela khởi động dự án khí đốt 20 tỷ USD
  • Điện lực, Dầu khí lại “đá” nhau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container