Bất đồng giữa Nga và Belarus về khí đốt trong những ngày gần đây đã trở thành cuộc “chiến khí đốt” mới. Cuộc chiến nổ ra sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia láng giềng là điều không tránh khỏi. Có ý kiến cho rằng, nếu như ai đó có thể được hưởng lợi từ cuộc xung đột này thì đó chính là Ukraine, nhưng sự thực tế có phải hoàn toàn như vậy?
Moscow tuyên bố sẵn sàng sử dụng những cơ sở vận chuyển của Ukraine để cung cấp khí đốt cho châu Âu vì cuộc xung đột khí đốt mới đây với Minsk. Về phần mình, công ty Ukrtransgaz của Ukraine khẳng định họ sẵn sàng tăng vận chuyển khí đốt Nga sang phương Tây trong trường hợp có khó khăn với việc cung cấp khí đốt qua lãnh thổ Belarus. Tuy nhiên, có không ít những chính trị và các chuyên gia Ukraine trong lĩnh vực này không nghĩ rằng tuyên bố trên có thể trở thành hiện thực, và Ukraine không lấy làm vui mừng gì khi xung đột khí đốt mới này diễn ra. Ngoài ra, đa số các chuyên gia Ukraine cũng tin rằng cuộc chiến khí đốt hiện nay sẽ được giải quyết nhanh chóng.
“Giận thì mắng, lặng thì thương”, Oleg Zarubinskyi, đại biểu nhân dân của đảng phái Bloc of Lytvyn (thuộc liên minh cánh hữu tại Ukraine) đánh giá tình hình như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Vzglyad của Nga. Đại biểu này tin rằng, việc xem xét những gì đang diễn ra không giống như một tấn thảm kịch nào đó. Theo lời ông, chủ đề này tại nhóm cánh hữu Ukraine hiện vẫn chưa là vấn đề chính: “Có thể chủ đề này đang được thảo luận giữa các chuyên gia về vấn đề cung cấp năng lượng chứ không phải giữa những chính trị gia. Kiev hiểu rằng, đây là mối bất hòa nhất thời giữa 2 nước”, ông nói.
“Tôi không cho rằng đây là sự xấu đi căn bản nhất của quan hệ song phương 2 nước. Hơn nữa, tôi hiểu rõ rằng liên minh Nga-Belarus vẫn chưa thể bị phá vỡ. Nó sẽ tồn tại. Vì thế, tôi cho rằng, sau một khoảng thời gian nhất định, 2 nước sẽ tiến tới quyết định nhượng bộ, và cái giá của vấn đề cũng không phải quá lớn”, Oleg Zarubinskyi nói.
Căn nguyên gốc rễ của cuộc xung đột này là ở chỗ Belarus đang trả giá khí đốt thấp hơn so với giá đã kí trong hợp đồng vì thế chỉ Belarus “có tội” về những gì diễn ra, Giám đốc chương trình năng lượng của Trung tâm nghiên cứu chính trị và kinh tế Razumkov tại Kiev Volodymyr Saprykin trả lời phỏng vấn tờ Vzglyad cho hay.
“Nói đến Ukraine, tất nhiên là Kiev sẽ hỗ trợ khách hàng tiêu dùng tại Ba Lan, Đức và sẽ cho khối lượng khí đốt cần thiết chạy qua lãnh thổ của mình. Không cần phải nói về khoản tiền khổng lồ dành cho Ukraine vì tôi dự đoán rằng cuộc chiến dù sao cũng không kéo dài và các bên sẽ đi đến nhượng bộ”, ông nói.
Chuyên gia này nói thêm rằng, nhìn chung tội lỗi nằm ở cuộc tranh cãi khác: “Đó là ở phương diện đạo đức và dù sao chúng ta có trách nhiệm nhất định theo Hiến chương Năng lượng và chúng ta cần hỗ trợ người tiêu dùng khí đốt Nga tại châu Âu”, Saprykin khẳng định.
Đại biểu Đảng Các khu vực Vadim Kolesnichenko cho rằng Moscow và Minsk có thể giải quyết êm xuôi những bất đồng mà không cần bất kỳ sự can thiệp của bên nào khác.
Theo Kolesnichenko, nguyên nhân xung đột nằm ở cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới tại Belarus: “Ở đây có một vài vấn đề mà tôi có thể biết được phần nào”.
Tuy nhiên, trong quan hệ giữa Moscow và Minsk có cả những vấn đề riêng biệt. Ví dụ như Quốc hội Belarus hiện vẫn từ chối phê chuẩn thỏa thuận kí với các quốc gia láng giềng phía Nam về biên giới quốc gia.
(vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com