Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài toán nông sản ngoại

Theo Bộ NN-PTNT, mỗi năm tổng kim ngạch xuất khẩu các loại mặt hàng nông sản cả nước thu về khoảng 14-16 tỷ USD và thành tích này đã trở thành niềm tự hào của ngành nông nghiệp vì chiếm tỷ trọng khá lớn trong các nhóm hàng xuất khẩu.

Nhưng cũng chưa hẳn đã vui khi phải nhìn vào thực tế là để thu về 16 tỷ USD, mỗi năm ngành nông nghiệp của nước ta phải bỏ ra một lượng ngoại tệ không nhỏ để nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu và nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp. Kết quả là chúng ta vẫn đang nhập siêu nông nghiệp.

Bộ Công thương khẳng định, điều nghịch lý là trong số các mặt hàng nông sản nhập khẩu có nhiều mặt hàng thực phẩm được nhập về để tiêu dùng, nhưng lại là những mặt hàng mà Chính phủ không khuyến khích nhập khẩu, chẳng hạn như thịt, rau quả. Sở dĩ có hiện tượng trên vì đời sống người dân ngày càng được cải thiện, sức mua sắm tăng mạnh cùng với nhu cầu tiêu thụ tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM về các mặt hàng hoa quả cao cấp được nhập khẩu từ các nước phát triển như Australia, Mỹ... Trong khi những sản phẩm nêu trên ở trong nước đã dư thừa.

Theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cần phải xem lại sơ đồ nhập khẩu để từ đó có kế hoạch điều chỉnh số lượng cho phù hợp. Trong 4 tháng đầu năm nay, tổng giá trị rau quả nhập khẩu đã lên tới 80 triệu USD. Còn Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2010, nhập khẩu thức ăn gia súc đã đạt con số hơn 800 triệu USD, mức nhập khẩu cao kỷ lục kể từ trước tới nay.

Theo ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia phân tích thị trường nông nghiệp thuộc Viện Chiến lược và Phát triển nông nghiệp nông thôn, hàng xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước một nghịch lý, luôn bị đe dọa bởi hàng rào phi thuế quan của các nước, nhưng ở trong nước, chúng ta lại có quá ít tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu và kiểm soát chất lượng hàng nhập vào Việt Nam.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia đề nghị, trước mắt phải áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để làm tăng giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu, nhằm bù lại cán cân nhập khẩu, đồng thời tiến tới hạn chế nhập những mặt hàng nông sản hoặc nguyên vật liệu không cần thiết.

Đồng tình với quan điểm trên, mới đây Chính phủ cũng đã yêu cầu các bộ, ngành có giải pháp hạn chế tình trạng nhập khẩu thực phẩm, nông sản không cần thiết vào nội địa. Đồng thời yêu cầu Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế sớm xây dựng những quy chuẩn kỹ thuật để làm cơ sở cho việc kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu, nhằm tạo điều kiện cho các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn trong nước, cạnh tranh được với nông sản ngoại

(Theo PHÚC VĂN // SGGP online)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Rào cản cho nông sản đi Mỹ
  • Hồ tiêu tăng giá, kẻ khóc người cười
  • Mổ xẻ khó khăn của ngành hàng nông sản
  • “Bé hạt tiêu” đang trưởng thành
  • Thị trường hồ tiêu đang dần khởi sắc
  • Thị trường hồ tiêu diễn biến lợi cho người sản xuất
  • Sản xuất mía đường còn nhiều bất cập
  • Sản lượng điều niên vụ 2010 giảm 15%
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container