Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sản xuất mía đường còn nhiều bất cập

Niên vụ mía đường 2009 - 2010 đang được xem là một vụ đường có nhiều bất ổn bởi hai lý do chính:

Thứ nhất, đường vừa được giá rồi bỗng rớt giá trầm trọng ở thị trường trong nước. Nếu cuối tháng 1-2010 đạt 17.500 đồng/kg thì đến giữa tháng 3 chỉ còn 14.800 đồng/kg.

Dù giá đã giảm mạnh nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn không bán được hàng. "Không có giá" là tình trạng hiện nay của mặt hàng đường bởi trước sức ép về vốn, cần tiền trả cho người trồng mía, một số doanh nghiệp đã buộc phải xuất hàng với bất kỳ giá nào bên mua đưa ra.

Thứ hai, các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu dẫn đến tình trạng tranh mua mía với các mức giá "phá rào", xâm phạm đến vùng mía nguyên liệu của nhau, không tuân thủ các cam kết đã ký, làm náo loạn thị trường nguyên liệu. Cùng với đó là hàng triệu lao động trong ngành mía đường luôn canh cánh nỗi lo thất nghiệp nếu nhà máy không bảo đảm được nguyên liệu sản xuất. 

Từ năm 2000, ngành mía đường đã được Ðảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, trong gần mười năm qua các doanh nghiệp mía đường đã không thể vươn lên tự khẳng định mình và trở thành ngành kinh tế quan trọng như yêu cầu. Không ít thì nhiều, niên vụ nào ngành cũng để xảy ra những sự cố về giá cả, nguyên liệu, lao động...

Mặc dù Nhà nước đã giao cho Hiệp hội Mía đường nhiệm vụ triển khai, thực hiện các cơ chế chính sách để phát triển ngành, nhưng thực tế hiệu quả hoạt động của Hiệp hội, đặc biệt là vai trò điều tiết thị trường của Hiệp hội vẫn còn rất mờ nhạt. Ðường rớt giá trầm trọng, Hiệp hội vẫn để các doanh nghiệp một mình loay hoay "bán đổ bán tháo" với bất kỳ giá nào. Vùng nguyên liệu bị xà xẻo, các doanh nghiệp ồ ạt kéo nhau đi mua mía sớm để chạy đuổi giá đường tăng cao hồi đầu vụ dẫn tới hệ quả là chất lượng đường kém, đường tích trữ trong doanh nghiệp nhiều, giá giảm thê thảm. Nhưng cũng chưa thấy sự can thiệp của Hiệp hội khuyến cáo doanh nghiệp bằng bất kỳ hình thức nào...

Ðể khắc phục những sự cố này, theo từng niên vụ, Hiệp hội Mía đường nhất thiết cần nghiên cứu để đưa ra một giá chuẩn đăng ký với Chính phủ, Bộ Tài chính bởi đường là mặt hàng Nhà nước kiểm soát giá chặt chẽ. Và sẽ dựa vào mức giá đăng ký đó để bình ổn thị trường. Mặt khác cũng phải tính toán xác định nhu cầu tiêu dùng và kiến nghị Nhà nước có chính sách tạm trữ đường (trong trường hợp cần thiết như Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội cà-phê, ca-cao Việt Nam đã làm để bình ổn giá lúa gạo và cà-phê những năm qua). Hiệp hội nên có hình thức giám sát các doanh nghiệp trong việc thu mua mía đúng thời vụ để tránh xảy ra tình trạng lộn xộn như hiện nay.

Trước mắt, việc can thiệp với các ngân hàng để giúp một số doanh nghiệp mía đường đang khó khăn về vốn lưu động được vay vốn, để họ không phải bán tháo hàng lấy tiền trả cho người trồng mía là nhiệm vụ cần làm ngay của Hiệp hội.

Về lâu dài để ngành mía đường phát huy hết tiềm năng thì việc phải cơ cấu lại tổ chức, sản xuất, quản lý là điều không thể tránh khỏi. Và nó đòi hỏi sự chung sức của nhiều cơ quan chức năng và các nhà hoạch định chính sách.

(Theo Ánh Tuyết // Nhandan Online)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Sản lượng điều niên vụ 2010 giảm 15%
  • Thay “áo” mới cho cây điều
  • ĐBSCL nên tận dụng thế mạnh về sản xuất nông sản
  • Giá tiêu lên mức cao nhất trong vòng hai năm qua
  • Xuất khẩu đồ gỗ: Chưa qua khó khăn
  • Xuất khẩu nông sản: Nhiều mặt hàng chủ lực gặp khó
  • Để ngành điều phát triển bền vững
  • Sản lượng điều xuất khẩu của Ấn Độ sụt giảm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container