Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp ngành điều bỏ ngỏ thị trường nội địa

Sản xuất điều xuất khẩu tại Bình Dương. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Ngày 11/6, hội thảo “Kích cầu tiêu dùng trong nước và dự báo thị trường điều quốc tế 2011," do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức, đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại hội thảo, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội bán lẻ Việt Nam nhận định hầu như các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam quá chú trọng vào thị trường xuất khẩu, bỏ ngỏ thị trường nội địa. Các doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng chưa quan tâm triển khai chiến lược khai thác hiệu quả thị trường trong nước và chinh phục người tiêu dùng.

Riêng ngành điều, hiện mức tiêu thụ của thị trường nội địa chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé, chưa đến 5%, sản phẩm phục vụ người tiêu dùng còn quá đơn điệu về chủng loại, chỉ dừng lại ở các sản phẩm như hạt điều rang muối, điều nhân mật ong, bánh, kẹo nhân điều…

Theo kết quả khảo sát, tại các siêu thị, cửa hàng, chợ..., người tiêu chỉ mua sản phẩm vào các dịp lễ Tết hay dùng làm quà tặng và họ ít sử dụng sản phẩm hạt điều do giá cả quá cao so với thu nhập hàng ngày. Hiện nay, để sản xuất, chế biến ra các sản phẩm hạt điều có giá bán lẻ trên thị trường trung bình dao động từ 300.000-400.000 đồng/kg.

Nhằm kích cầu thị trường tiêu dùng hạt điều trong nước, doanh nghiệp kiến nghị Vinacas và các nhà sản xuất ngành điều nên có chiến lược đầu tư đúng mức phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, thực hiện chiến dịch quảng bá thương hiệu và giá trị dinh dưỡng của hạt điều đối với đời sống.

Các nhà sản xuất cũng nên phát triển chuỗi tiêu thụ bền vững qua các hệ thống phân phối và bán lẻ để người dân dễ dàng tiếp cận sản phẩm chất lượng, giá cả hợp túi tiền... góp phần nâng cao vị thế hạt điều trong ẩm thực Việt.

Nhân dịp này, các chuyên gia và doanh nghiệp quốc tế trong ngành điều cũng đưa ra nhiều thông tin dự báo về thị trường điều nhân và điều thô quốc tế năm 2011. Theo dự báo, nhu cầu nhập khẩu điều ở Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Âu… vẫn trong xu hướng tăng và nguồn cung tại các vùng nguyên liệu trên thế giới có khả năng ổn định nếu thu hoạch đúng mùa vụ.

Tuy nhiên, giá hạt điều nguyên liệu tăng liên tục, tình hình lạm phát, bất ổn của các nền kinh tế quốc gia và khu vực đã làm thay đổi về phương thức ký kết hợp tác, thanh toán, thời gian giao hàng… đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Ông Nitin Seria, Tổng giám đốc công ty OLAM Iternational (Ấn Độ) nhận định nhằm vượt qua khó khăn và kinh doanh bền vững, doanh nghiệp ngành điều phải hợp tác chặt chẽ với vùng sản xuất nguyên liệu, tiếp xúc với nông dân để nâng cao giá trị và chất lượng hạt điều.

Song song với việc duy trì thị trường cũ, các doanh nghiệp phải triển khai chương trình kích cầu tiêu dùng ở nhiều thị trường mới.
 
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Khi hạt điều mới chỉ được ưu tiên cho xuất khẩu
  • Lâm Đồng: Cây điều đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã
  • 1.500 tỷ đồng quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản
  • Xây dựng thương hiệu cho nông sản: Nhìn từ thành công của “Bưởi Tân Triều”
  • Trái cây Việt thâm nhập được nhiều thị trường lớn
  • Giảm tổn thất nông sản sau thu hoạch: Hỗ trợ lãi suất - chưa đủ
  • Khi nông sản thô thích... “xuất ngoại”
  • Hơn 50% lượng tiêu bị thu mua trái phép
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container