Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá hồ tiêu sẽ tăng?

Năm 2009, tình hình xuất khẩu bị suy giảm mạnh và hầu hết các mặt hàng nông sản Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong bối cảnh như vậy, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2009 vẫn đạt mức tăng trưởng 11% về kim ngạch và 47,5% về số lượng. Bước sang năm 2010, tổng nguồn cung hồ tiêu trên thế giới được dự báo sẽ không thay đổi nhiều so với năm 2009 trong khi nhu cầu lại có xu hướng tăng.

Cung - cầu hồ tiêu trên thị trường thế giới

Tổng sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2009 ước đạt khoảng 290.000 tấn, tăng gần 3% (7.700 tấn) so với năm 2008. Trong đó, bảy quốc gia sản xuất hồ tiêu lớn nhất trên thế giới là Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Brazil, Trung Quốc và Malaysia chiếm đến hơn 90%.

So với năm 2008, sản lượng của hầu hết các quốc gia nói trên trong năm 2009 đều có sự tăng trưởng (Trung Quốc tăng 18,2%, Malaysia tăng 10%, Việt Nam tăng 7,2%, Ấn Độ tăng 5,8%, Brazil và Sri Lanka tăng từ 1- 2%). Indonesia là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn duy nhất trong năm 2009 có sản lượng suy giảm (giảm 7,7% so với năm 2008, tương đương 2.000 tấn).

Năm 2010, sản lượng hồ tiêu của Indonesia được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm do sâu bệnh và thời tiết xấu.

Tổng nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của thế giới năm 2009 ước khoảng 315.000 tấn trong khi nhu cầu hồ tiêu của năm 2008 là 312.000 tấn. Năm 2009, lượng hồ tiêu tồn kho từ năm 2008 chuyển sang là 68.700 tấn. Do đó, lượng hồ tiêu tồn kho năm 2009 chuyển sang năm 2010 ước khoảng 41.700 tấn.

Có thể thấy, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu thế giới vẫn luôn có sự tăng trưởng hàng năm, trong khi sản lượng hồ tiêu tồn kho lại có xu hướng giảm và sản lượng sản xuất cũng không tăng mạnh. Điều này có khả năng sẽ khiến thị trường hồ tiêu thế giới trong những năm tới rơi vào cảnh cung thấp hơn cầu nếu diện tích trồng và năng suất hồ tiêu của các quốc gia không được cải thiện.

Triển vọng giá hồ tiêu năm 2010

Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn giữ được vị trí đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu. Sản lượng hồ tiêu cả nước năm 2009 theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước đạt 105.600 tấn (tăng 7,2% so với con số 98.500 tấn của năm 2008). Trên 90% sản lượng hồ tiêu của Việt Nam là được trồng ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Năm 2009, các tỉnh trồng tiêu trọng điểm ở Tây Nguyên không phải chịu trận khô hạn kéo dài như năm 2008, nên sản lượng thu hoạch khá cao.

 Tại Nam Trung bộ, thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 11-2009 do liên tục hứng chịu hai cơn bão lớn nên hàng ngàn héc ta tiêu đã bị ngập úng và chết. Do đó, sản lượng tiêu của các tỉnh ở khu vực này sẽ sụt giảm đáng kể trong niên vụ mới, thu hoạch vào đầu năm 2010.

Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu năm 2009 và triển vọng năm 2010 của AGROMONITOR, suy thoái kinh tế là nguyên nhân chính khiến giá xuất khẩu hồ tiêu những tháng đầu năm 2009 không mấy sáng sủa. Những tháng cuối năm, khó khăn về kinh tế giảm bớt, giá xuất khẩu hồ tiêu theo đó đã có sự hồi phục, lượng xuất khẩu tuy có sụt giảm so với các tháng trước đó song so với cùng kỳ năm 2008 vẫn có sự tăng trưởng.

Trong cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, tiêu đen vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực (chiếm đến 66,1% về kim ngạch và 76,4% về số lượng). Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu đen của Việt Nam năm 2009 đạt gần 227,4 triệu đô la Mỹ với 101.100 tấn. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tiêu trắng tăng lên 98,4 triệu đô la với 31.210 tấn. Các quốc gia nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam trong năm 2009 vẫn là Mỹ, Đức, Ảrập, Hà Lan, Ai Cập, Ấn Độ...

Theo dự báo của IMF, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ dần thoát khỏi khủng hoảng và mức tăng trưởng có thể đạt 2,5-3%. Điều này sẽ giúp cho bức tranh nhập khẩu hồ tiêu của thế giới sáng sủa hơn. Nếu đứng trên góc độ cung cầu thì thị trường hồ tiêu toàn cầu có khả năng đối mặt với tình hình khan hiếm nguồn cung. Do đó, giá hồ tiêu trong năm 2010 sẽ hồi phục với tốc độ nhanh hơn so với năm 2009 và được giữ ở mức cao.

Giá xuất khẩu hồ tiêu hồi phục tất yếu có tác động tới giá tiêu trên thị trường nội địa. Mặt khác, việc giá tiêu Ấn Độ cao cũng khiến Mỹ và các nước châu Âu tìm đến hồ tiêu của các quốc gia có giá xuất khẩu rẻ hơn, trong đó có Việt Nam cũng sẽ góp phần giúp giá hồ tiêu Việt Nam hồi phục nhanh hơn.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Sàn giao dịch điều đầu tiên khai trương
  • Trung Quốc - thị trường nhập khẩu chính mặt hàng sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam
  • Xuất khẩu nông sản: hồi phục sau khó khăn
  • Thu hoạch nông sản đầu năm, vui buồn lẫn lộn
  • Chư Sê: vụ tiêu 2010 giảm 5.000 tấn
  • Trung Quốc sẽ sản xuất 500 tỷ kg ngũ cốc năm 2010
  • Tôn vinh nông sản Việt
  • Ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản dự kiến đạt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container