Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành Nông-Lâm-Thuỷ sản dự kiến đạt 16 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010

Mặc dù từ đầu năm 2010 đến nay xu hướng giá xuất khẩu các mặt hàng nông-lâm-thuỷ sản (NLTS) có những chuyển biến tích cực nhưng sự phục hồi ở các thị trường nhập khẩu chưa rõ nét, trong khi xu hướng siết chặt nhập khẩu ngày càng gia tăng.

Kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2010 dự kiến đạt khoảng 4,5 tỉ USD, tăng 200 triệu USD so với 2009. Tuy nhiên, giá thuỷ sản xuất khẩu tăng rất chậm, giá nguyên liệu, nhân công, bao bì lại tăng 10-15% so với cuối năm 2009. Theo các chuyên gia, những khoản vay vốn lãi suất lớn năm nay sẽ là nguyên nhân kìm hãm mạnh nhất đối với tăng trưởng của ngành này. Năm 2009, doanh nghiệp chỉ vay mức lãi suất trung bình 0,53%/tháng, thời điểm này lãi suất đã tăng lên 1,5%/tháng. Dự báo cầu tiêu thụ cà phê thế giới vượt nguồn cung cũng chưa giúp cho thị trường sáng sủa. Từ đầu năm 2010 đến nay, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam không chỉ xuống thấp mà còn biến động khó lường, giá FOB tại cảng Sài Gòn trong nửa đầu tháng 2/2010 đã rớt xuống còn 1.254 USD/tấn, giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về cao su, sự hồi phục của các nền kinh tế lớn đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại, giá xuất khẩu cao su cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam cảnh báo: cả nước có trên 500 DN XK cao su thì có tới trên 300 DN tập trung vào thị trường Trung Quốc. Điều này tiềm ẩn những rủi ro khi thị trường biến động.

Xuất khẩu gạo có triển vọng sáng sủa hơn cửa do nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia tăng mạnh, trong khi nguồn cung của thế giới giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, khó có “cơ hội vàng” để tăng sản lượng xuất khẩu bởi giá nguyên liệu, vật tư tăng cao kéo chi phí sản xuất tăng lên, trong khi diện tích canh tác không tăng, nên mục tiêu sản lượng xuất khẩu năm nay chỉ là 5,5 triệu tấn. Ngay từ đầu tháng 2, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành hữu quan, Hiệp hội lương thực (VFA) triển khai công tác dự báo, đổi mới cơ chế điều hành. VFA đã đề ra cơ chế mới trong mua/bán xuất khẩu gạo. Không chỉ thúc đẩy các doanh nghiệp hội viên mua và giao hàng đối với những hợp đồng đã ký, VFA sẽ có biện pháp can thiệp nếu giá lúa giảm mạnh, yêu cầu các doanh nghiệp ký hợp đồng mua lúa từ thương lái với mức giá chênh lệch nhất định so với giá mua của nông dân, nhằm hạn chế tối đa thương lái ép giá.

VFA cũng sẽ thành lập quỹ hỗ trợ nông dân ngay trong năm 2010, nhằm hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất lúa giống, hỗ trợ cho HTX và nông dân vay không lãi suất (hoặc lãi suất thấp) để đầu tư xây dựng hệ thống liên hoàn hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo.

 

(Theo Vinanet)

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Tiêu thụ hết nông sản cho nông dân qua hợp đồng
  • Nông nghiệp - bài học sau ba năm hội nhập WTO
  • Ngành điều lo thiếu nguyên liệu
  • Hợp tác tiêu thụ nông sản
  • Dự báo nguồn cung hạt tiêu có khả năng khan hiếm trong vài tuần tới
  • Việt Nam vượt Ấn Độ về xuất khẩu tiêu
  • Để khẳng định thương hiệu hồ tiêu VN
  • Bốn nhóm hàng nông nghiệp tham gia “Câu lạc bộ 1 tỷ USD”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container