Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nông sản tăng dần xuất siêu

Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất siêu nông sản đang có chiều hướng tăng lên.

Nếu trong quý 2/2011, ngành này xuất siêu khoảng 600 triệu USD/tháng thì bước sang quý 3, con số trên đang ở mức 800-900 triệu USD/tháng. Mức xuất siêu theo tháng cao nhất của nông sản năm nay là vào tháng 3, với khoảng 1,2 tỷ USD.

Giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 7 tháng năm 2011 đạt 5.499 USD/tấn, tăng 70,4% so với cùng kỳ.
Bộ này cho biết, trong 8 tháng năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 16,4 tỷ USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,3 tỷ USD, tăng 43,9%; thuỷ sản ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 24,4%; lâm sản đạt 2,6 tỷ USD, tăng 12,4%.

Trong khi đó, tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ nông, lâm, thuỷ sản cùng thời kỳ đạt khoảng 10,4 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2010.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu phần lớn các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng do giá tăng nên giá trị xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá. Tương tự, đà tăng giá của các sản phẩm nông lâm nghiệp và thuỷ sản, giá nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp cũng tăng cao.

Thông tin về các mặt hàng cụ thể, xuất khẩu gạo đã tăng thêm khoảng 700 nghìn tấn trong tháng 8, đạt kim ngạch 350 triệu USD, đưa tổng lượng gạo xuất khẩu 8 tháng đạt 5,4 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,7 tỷ USD, tăng 9,4% về lượng và 14,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ này, giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 497,5 USD/tấn, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, tình hình có thể rất khác trong tháng này. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng năm 2011 có thể tăng khoảng 4,1% so với cùng kỳ, chủ yếu do tháng 8/2010 giá gạo xuất khẩu giảm mạnh.

Cũng trong nhóm mặt hàng nông sản có giá trị kim ngạch lớn, cà phê và cao su là 2 mặt hàng có giá xuất khẩu tăng rất cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu cà phê trong tháng 8 ước đạt 40 nghìn tấn với trị giá 86 triệu USD, đưa lượng xuất khẩu 8 tháng lên 958 nghìn tấn và giá trị đạt 2,1 tỷ USD, tăng 12% về lượng và 72,2% về giá trị so với năm 2010.

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng. Giá xuất khẩu bình quân 7 tháng đang ở mức 2.234 USD/tấn, tăng tới 57% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, Bộ cũng lưu ý, do nguồn cung nội địa giảm khiến giá cà phê trong nước đang tăng mạnh.

Với cao su, khối lượng xuất khẩu trong tháng 8 ước đạt 80 nghìn tấn và thu về 340 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu cao su ước đạt 449 nghìn tấn với trị giá 1,9 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng và 64,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm tăng 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.346 USD/tấn. Xuất khẩu cao su tăng trưởng ở hầu hết các thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận, mặc dù nhu cầu tiêu thụ cao su của thế giới không tăng mạnh như năm 2010 nhưng vẫn duy trì được xu hướng tăng cho tới cuối năm 2011.

Không chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nhưng hạt tiêu mới là mặt hàng có giá xuất bình quân tăng cao nhất.

Xuất khẩu hạt tiêu trong 8 tháng năm 2011 ước đạt 98 nghìn tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu 545 triệu USD, chỉ tăng 6,5% về lượng nhưng tới 78,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 7 tháng năm 2011 đạt 5.499 USD/tấn, tăng 70,4% so với cùng kỳ.

Hạt điều và sắn cũng trong xu hướng tăng giá. Xuất khẩu hạt điều trong 8 tháng năm 2011 dù giảm gần 12% về lượng so với cùng kỳ nhưng do giá bình quân (7 tháng) tăng mạnh nên kim ngạch vẫn đạt 865 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2010.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm 8 tháng đạt 674 triệu USD, tăng 90,4% so với cùng kỳ năm 2010. Giá xuất khẩu bình quân 7 tháng tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, đạt 352 USD/tấn.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ 8 tháng đầu năm ước đạt 2,6 tỉ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt xấp xỉ 2,4 tỷ USD, tăng 13,5%; sản phẩm mây tre, cói thảm ước đạt 128 triệu USD, giảm nhẹ 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 3,7 tỷ USD và tăng 24,4%.

Vật tư, phân bón nhập khẩu cũng có chung xu hướng tăng giá. Lượng phân bón các loại nhập khẩu đến hết tháng 8 ước đạt 2,6 triệu tấn với trị giá nhập khẩu 1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, khối lượng và giá trị đều tăng lần lượt là 31,1% và 64,2%. Giá phân bón nhập khẩu tăng tới 33% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng, ước nhập khẩu các mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 412 triệu USD, tăng xấp xỉ 22% so với cùng kỳ năm 2010; nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 1,6 tỷ USD tăng 5,8%...

  • Hạt tiêu Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Xin đừng đánh mất thế mạnh
  • Người nuôi gà trước nguy cơ phá sản
  • Hiệu quả từ mô hình thanh long ruột đỏ
  • Chăm bò như chăm con
  • Tạo thương hiệu để nâng cao giá trị quả thanh trà
  • Tăng giá trị nông sản nhờ sản xuất theo VietGap
  • Trồng sen lấy hạt - nghề cho thu nhập cao ở Huế
  • Bất chấp khuyến cáo, nông dân vẫn ồ ạt trồng tiêu
  • Chôm chôm Tân Phong đạt chứng nhận VietGAP
  • Doanh nghiệp chế biến hạt điều kêu cứu!
  • Người Trung Quốc thuê đất Việt Nam trồng... khoai lang
  • Công nghiệp chế biến nông sản và nông nghiệp: Còn khập khiễng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container